Bộ nhận diện thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tạo nên sự khác biệt của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trên thị trường. Vậy bộ nhận diện thương hiệu là gì? Tầm quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu đối với doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng AME Digital tìm hiểu về bộ nhận diện thương hiệu – chiếc áo không thể nào thiếu của doanh nghiệp qua bài viết dưới đây nhé!
1. Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
Bộ nhận diện thương hiệu là một tập hợp các thành phần trực quan thể hiện ý tưởng của công ty như tên gọi, logo, biểu tượng, màu sắc đại diện, đồng phục, tờ rơi, profile,… cho phép khách hàng ghi nhớ và phân biệt thương hiệu của bạn với hàng ngàn đối thủ bên ngoài.
Mọi thiết kế trong bộ nhận diện thương hiệu cần phải được thiết kế đồng bộ và nhất quán mới đem lại được hiệu quả tốt nhất.
Bộ nhận diện thương hiệu giúp doanh nghiệp truyền tải được thông điệp tới khách hàng, dễ dàng định vị thương hiệu nhằm mục đích quảng bá và xây dựng hình ảnh, cải thiện vị trí của thương hiệu trong lòng khách hàng. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ thì chưa chắc thành công, nhưng nếu muốn thành công thì bắt buộc phải xây dựng bộ nhận diện thương hiệu.
Bộ nhận diện thương hiệu là gì?
2. Tầm quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu.
Một bộ nhận diện thương hiệu chất lượng sẽ là nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo về ý tưởng quảng cáo. Có giá trị đóng góp rất lớn trong việc phủ sóng hình ảnh thương hiệu rộng rãi hơn, thúc đẩy việc bán hàng, tạo ra giá trị thương hiệu, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
2.1 Định hình thương hiệu trong tâm trí khách hàng
Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng giúp khách hàng nhớ tới sản phẩm, thương hiệu của bạn. Nói một cách dễ hiểu, bộ nhận diện thương hiệu tạo cho doanh nghiệp một hình ảnh rõ ràng, dễ nhớ, dễ liên tưởng.
Dù là cả một tổ chức đồ sộ vẫn dễ dàng thu gọn bằng một bộ nhận diện. Còn không, doanh nghiệp giống như một “người vô hình”, không danh tính, không tính cách, và rất khó để diễn tả. Xây dựng được các yếu tố nhận diện thương hiệu là điều tiên quyết nếu bạn muốn bắt đầu vào quá trình chinh phục tình cảm của người tiêu dùng.
2.2 Nâng cao giá trị nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện mạnh sẽ làm cho giá trị thương hiệu ngày càng được nâng cao thông qua sự gia tăng về mặt nhận thức, sự hiểu biết, lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp, góp phần làm tăng giá trị thương hiệu phát triển một cách bền vững. Từ đó đồng nghĩa với việc tạo nên niềm tin, dễ dàng thu hút vốn đầu tư nâng cao và duy trì giá cổ phiếu.
Thương hiệu là giá trị tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Thành công hay không của một thương hiệu, nó phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng nhận thức cộng đồng, củng cố và tạo dựng những giá trị cốt lõi.
2.3 Nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp với đối thủ
Giữa thị trường kinh doanh đa dạng, nhiều nguồn cung cấp, làm thế nào để trở nên nổi bật so với các thương hiệu đối thủ? Ngoài giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nhiều công ty còn đánh mạnh vào thương hiệu. Thậm chí, với nhiều công ty chú trọng sự đồng bộ trong thương hiệu, họ còn đưa logo, màu chủ đạo vào từng sản phẩm mà nhân viên sử dụng.
Điều này giúp các doanh nghiệp “phủ sóng” rộng rãi và mang tính chuyên nghiệp hơn. Mà trong marketing, việc tác động đến tiềm thức khách hàng là yếu tố then chốt giúp bán được sản phẩm. Nếu có một bộ nhận diện thương hiệu tốt, doanh nghiệp của bạn đã nắm được 50% khả năng giành lấy được thị phần.
2.4 Gia tăng doanh số bán hàng
Nếu bạn có một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt thì vận dụng làm phương tiện truyền thông sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả. Người tiêu dùng mua sản phẩm một cách chủ động, họ tự tin ra quyết định mua hàng bởi vì họ tin vào thương hiệu cũng như những giá trị ưu việt mà bạn mang đến cho họ.
Một khi khách hàng đã tin tưởng vào doanh nghiệp, họ sẽ sẵn sàng chi trả nhiều hơn để có được những sản phẩm có thương hiệu tốt hơn. Đó là lý do tại sao cùng là một sản phẩm nhưng nếu đến từ nhãn hiệu kém nổi tiếng, giá thành của nó chắc chắn sẽ thấp. Người tiêu dùng sẽ có xu hướng hoài nghi và không dám chi mạnh tay cho những thương hiệu không mang lại sự tin tưởng cho họ.
Xây dựng một hệ thống nhận diện đầy đủ sẽ giúp khách hàng tự tin hơn khi sử dụng sản phẩm của bạn, nó trở thành một yếu tố nâng cao giá trị món hàng, từ đó lợi nhuận sẽ được cải thiện.
2.5 Khẳng định độc quyền thương hiệu trong lĩnh vực kinh doanh
Doanh nghiệp không chỉ sử dụng bộ nhận diện thương hiệu để giúp khách hàng dễ nhớ và biết đến thương hiệu của mình mà còn tạo ra sự khác biệt của trong phong cách thiết kế cũng như những câu chuyện mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp tránh được việc khách hàng nhầm lẫn thương hiệu của doanh nghiệp với các thương hiệu khác.
Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?
3. Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?
3.1 Logo, Slogan, Tagline, các đặc tính của thương hiệu
Logo, slogan, tagline, các đặc tính của thương hiệu là những yếu tố thể hiện rõ ràng tính cách cũng như tạo ra các điểm độc đáo riêng có của doanh nghiệp. Trong đó:
- Logo là biểu tượng của doanh nghiệp giúp khách hàng có thể nhận diện được thương hiệu. Logo không chỉ cần đẹp mắt mà cần truyền tải giá trị thương hiệu với khách hàng, giúp khách hàng có thể nhận ra ngay doanh nghiệp khi nhìn thấy mà không cần đọc tên. Và không phải chỉ có những thương hiệu lớn mới làm được điều này. Doanh nghiệp của bạn cũng hoàn toàn làm được nếu có sự nghiên cứu kỹ càng tỉ mỉ, sự sáng tạo và nhanh nhạy với các xu hướng trên thế giới.
- Slogan được hiểu là câu khẩu hiệu của thương hiệu, giúp khách hàng dễ nhớ và phần nào hình dung ra được đặc trưng của thương hiệu.
- Tagline thường bị nhầm lẫn với slogan nhưng trên thực tế, nó khác biệt hoàn toàn so với slogan. Theo đó, nếu như Slogan ngắn gọn và xúc tích thì tagline cần đầy đủ câu từ để thể hiện các triết lý kinh doanh cũng như phương châm hoạt động của doanh nghiệp. Tagline ấn tượng cũng góp phần tạo nên sự thành công lớn cho bộ nhận diện thương hiệu.
Logo, Slogan, Tagline, các đặc tính của thương hiệu
3.2 Hệ thống nhận diện tại văn phòng
Hệ thống nhận diện tại văn phòng bao gồm những yếu tố như logo, name card, con dấu, bì thư, kẹp tài liệu, thẻ nhân viên, đồng phục,… giúp khách hàng và đối tác có thể thấy được sự đồng bộ, nhất quán và chỉn chu trong phong thái làm việc của doanh nghiệp. Toàn bộ các yếu tố tạo nên hệ thống nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp cần có sự gắn bó chặt chẽ với các yếu tố cấu thành khác như màu sắc, slogan, typo,…
Hệ thống bộ nhận diện thương hiệu tại văn phòng
3.3 Hệ thống nhận diện tại điểm bán – POSM
POSM là viết tắt của Point Of Sales Material chỉ hệ thống nhận diện thương hiệu tại điểm bán. POSM có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như bảng hiệu, phông nền, backdrop, background, dù che, gian hàng pano quảng cáo, sản phẩm trưng bày,… tại các triển lãm, hội chợ thương mại,… thể hiện đặc tính và giúp khách hàng dễ nhận ra thương hiệu.
Hệ thống nhận diện POSM được đánh giá là vật dụng quảng cáo trực quan nhất để tạo ấn tượng ban đầu với khách hàng, thu hút khách hàng đến với điểm bán, kết nối thông điệp của doanh nghiệp tới khách hàng và phần nào giúp họ thay đổi quyết định xem ban đầu thành mua hàng. Chi phí quảng cáo cho bộ POSM trọn vẹn cũng không quá lớn, phù hợp để sử dụng rộng rãi trong quảng cáo trực tiếp sản phẩm doanh nghiệp.
Hệ thống nhận diện tại điểm bán – POSM
3.4 Hệ thống nhận diện trên Internet
Trong thời đại công nghệ 4.0, chắc chắn không thể bỏ qua việc đem bộ nhận diện thương hiệu tiếp cận khách hàng trên nền tảng số. Theo đó, để làm tốt việc này, bạn cần chuẩn trau chuốt cho hệ thống Website, Social Network, logo, typo, các chiến dịch quảng cáo,… để có thể truyền tải tốt nhất mục đích của thương hiệu.
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu trên Internet thật khác biệt và chuyên nghiệp thì sẽ tạo được dấu ấn tốt, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và có nhiều cơ hội bán hàng hơn.
Hệ thống nhận diện thương hiệu trên Internet
Hy vọng rằng, qua bài viết này AME Digital có thể giúp cho bạn nắm bắt được những lợi ích tuyệt vời của bộ nhận diện thương hiệu, qua đó giúp doanh nghiệp bạn có thể tạo ra được những thiết kế ấn tượng, thu hút khách hàng.