Nếu bạn đã áp dụng nhiều kỹ thuật để tối ưu website nhưng vẫn không mang lại hiệu quả cao. Có một yếu tố trong quy trình SEO Onpage mà bạn cần phải quan tâm đến vì nó có thể là thứ tác động đến số lượt traffic website đó chính là Meta Description. Vậy thì thẻ Meta Description là gì? Có những cách viết Meta Description chuẩn SEO nào? Hãy cùng AME Digital tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Meta Description là gì?
Thẻ mô tả Meta Description là thẻ mô tả có từ 155-160 ký tự xuất hiện ở dưới trang web của bạn trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs). Nói một cách đơn giản Meta Description là một đoạn mô tả ngắn gọn nội dung bài viết của bạn, giúp công cụ tìm kiếm và người đọc hiểu rõ hơn về chủ đề trang web của bạn.
Tại sao không được bỏ qua thẻ Meta Description trong SEO?
Để bài viết của bạn được đánh giá cao thì bạn không thể bỏ qua thẻ Meta Description vì đây là nơi cung cấp tóm tắt các vấn đề mà nội dung bên trong bài đang đề cập đến, giúp công cụ tìm kiếm có thể hiểu một cách dễ dàng. Từ đó làm tăng vị trí xếp hạng cho trang web, đồng thời còn mang đến cho bạn 3 lợi ích sau:
- Thu hút người dùng truy cập vào website, tăng tỷ lệ nhấp chuột (CTR) trên cả Google lẫn các trang mạng xã hội.
- Giúp công cụ tìm kiếm hiểu khái quát về nội dung trang để xếp hạng tốt hơn.
- Tối ưu trải nghiệm người dùng, giúp họ nhanh chóng nắm được nội dung mà mình sắp truy cập.
11 cách viết Meta Description chuẩn SEO
Sau khi bạn đã hiểu được Meta Description là gì cũng như những lợi ích mà nó đem lại. Thì sau đây hãy cùng AME Digital tìm hiểu 11 cách viết Meta Description chuẩn SEO hiệu quả và được áp dụng phổ biến như sau:
1. Độ dài Meta Description – Tối đa 150 kí tự (tốt nhất là 120)
Độ dài Meta Description thường được Google quy định từ 155-160 ký tự, nhưng để hiển thị tốt trên giao diện mobile thì tốt nhất là 120 ký tự. Ngoài ra, Google cũng có thể hiển thị ngày xuất bản của bài viết hoặc đánh giá trong thẻ mô tả meta hoặc tiêu đề trực tiếp trong thẻ mô tả meta vì thế những ký tự này bạn cũng nên tính toán trước. Tuy nhiên, có ba điều quan trọng cần ghi nhớ khi viết Meta Description là:
- Google không công khai xác nhận độ dài của thẻ mô tả meta.
- Google hiển thị số lượng ký tự trong Meta Description theo đúng quy định của hầu hết các tìm kiếm.
- Khi có nhiều ký tự hơn, nội dung bổ sung vào Meta Description sẽ được lấy từ trang web mà không phải lấy từ bất kỳ thẻ Meta Description nào mà bạn chèn vào.
2. Tạo thẻ Meta Description Unique
Công cụ tìm kiếm và người dùng sẽ đánh giá cao những bài viết có thẻ Meta Description khác biệt và độc nhất. Việc trùng lặp các thẻ mô tả với các trang khác sẽ làm cho người dùng bị hoang mang và không có ấn tượng đẹp về trang web của bạn. Hãy hướng đến người đọc chứ không phải công cụ tìm kiếm, nếu bạn không có thời gian hoặc không biết đặt thì tốt hơn bạn nên để trống và Google sẽ chọn một đoạn chứa từ khóa trong bài viết của bạn để hiển thị.
3. Viết bằng giọng văn tích cực, thu hút
Vì là yếu tố đầu tiên tiếp xúc với khách hàng, với độc giả nên bạn hãy viết chúng bằng những giọng văn tích cực, thu hút và dễ hiểu nhất có thể. Nên chọn lọc từ ngữ kỹ càng và có tính thuyết phục cao. Các cụm từ làm tăng tính thuyết phục người đọc như: Vị trí số 1, hàng đầu Việt Nam, là yếu tố duy nhất mang đến sự thành công,…
4. Tận dụng tối đa các tiêu đề meta
Tận dụng tối đa các tiêu đề meta là một trong những cách viết thẻ mô tả hiệu quả. Tiêu đề meta là phần tiêu đề của một bài viết thông thường. Trong kết quả tìm kiếm, tiêu đề meta nằm ngay trên Meta Description (hoặc Meta Tag). Vì sao nên tận dụng tiêu đề meta? Vì một tiêu đề hấp dẫn sẽ tạo thêm tác động đáng ngạc nhiên cho phần mô tả tổng thể và giúp truyền tải một thông điệp quan trọng.
5. Làm nổi bật lên bản sắc thương hiệu
Làm nổi bật lên bản sắc thương hiệu trong Meta Description là gì? Đây chính là cách mà bạn vừa có thể marketing nhằm tối ưu để khẳng định lại một đặc tính riêng biệt cho thương hiệu vừa là lời cam kết thương hiệu mà bạn muốn xây dựng. Để làm nổi bật bản sắc thương hiệu thì hãy chèn tên thương hiệu vào thẻ mô tả.
6. Chứa Focus Keyword (từ khóa chính)
Một điều vô cùng quan trọng mà bạn không thể bỏ qua đó là phải chứa từ khóa chính trong thẻ mô tả. Khi từ khóa tìm kiếm của khách hàng trùng với một phần của đoạn Meta Description, Google sẽ làm nổi bật chúng lên. Điều này sẽ làm cho liên kết đến Website của bạn thu hút hơn.
7. Hiển thị thông số kỹ thuật
Nếu bạn đang kinh doanh những sản phẩm cho những người am hiểu về công nghệ, hãy tập trung và xem các thông số kỹ thuật trong phần này. Đây có thể là tên nhà sản xuất, mô-đun, giá sản phẩm,.. Thông tin hiển thị này sẽ giúp gia tăng được tỷ lệ nhấp chuột hơn (tăng CTR).
8. Chứa nội liên quan
Google có thể tìm và phạt các trang web có mô tả meta đánh lừa khách truy cập vào trang web, có chứa những nội dung không liên quan đến bài viết. Không chỉ thế mà các bài viết có thẻ mô tả không liên quan còn làm tăng tỷ lệ thoát trang, làm mất uy tín với người đọc. Vì vậy, hãy luôn đảm bảo mô tả meta của bạn phải phù hợp với nội dung của trang web.
9. Chứa thông tin những gì bạn đang làm
Bạn hãy để thẻ Meta Description chứa các thông tin về những gì bạn đang làm. Nếu bạn chưa hiểu được chứa thông tin đang làm trong Meta Description là gì thì đây là cách mô tả tổng quát, về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Thực hiện được điều này sẽ giúp cho Google và cả người dùng tin tưởng bạn hơn đồng thời có thể giới thiệu được thương hiệu của mình đến với mọi người một cách dễ dàng mà không tốn nhiều chi phí.
10. Cung cấp các ưu đãi đặc biệt
Ngoài tóm tắt nội dung của trang web bạn cũng có thể cung cấp các ưu đãi đặc biệt trong thẻ Meta Description vì đây cũng là một hình thức lý tưởng để thúc đẩy, quảng bá được chương trình ưu đãi đang diễn ra.
11. Xem lại Meta Description trước khi đăng
Khi đã hoàn thành xong các bước trên thì trước khi đăng bạn nên xem lại thẻ Meta Description của mình trước khi đăng để kiểm soát được những sai sót mình mắc phải và kịp thời khắc phục nhằm tránh được những hậu quả không tốt.
Nếu bạn đã nắm rõ được Meta Description là gì? Tầm quan trọng cũng như các cách để viết Meta Description thì hãy áp dụng vào cho trang web của mình, đừng bỏ qua yếu tố này nếu không muốn bị mất điểm SEO và không nhận được đánh giá cao từ các công cụ tìm kiếm. Theo dõi AME Digital để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về Digital Marketing nhé!