Vì sao các ngành bán lẻ nên ứng dụng hệ thống Omni-channel?

hệ thống Omni-channel

Mục lục

Ngành kinh doanh bán lẻ đang thật sự nở rộ và không ngừng thay đổi. Các nhà bán lẻ lớn đang nhận ra rằng thị trường bán lẻ đã ngày càng trở nên rất cạnh tranh, một phần là do sự gián đoạn của dịch bệnh COVID-19, khách hàng trở nên khắt khe và hành vi mua sắm cũng thay đổi rất nhiều. Đứng trước những thay đổi lớn, bắt buộc các nhà bán lẻ phải phát triển và chịu thay đổi mới có thể tồn tại lâu dài trong thị trường này.

hệ thống Omni-channel

Nguồn: Canva

Để có thể thay đổi và đáp ứng nhu cầu của khách hàng đòi hỏi những người trong ngành bán lẻ phải có khả năng phát triển các chiến lược phản ứng và thích ứng với các lực lượng kỹ thuật số bằng cách tạo ra trải nghiệm dịch vụ mua hàng tốt hơn cho khách hàng, xây dựng chuỗi cung ứng bán lẻ hiện đại và quan trọng nhất là sử dụng chiến lược bán lẻ đa kênh.

Hệ thống Omni-channel cho phép các nhà bán lẻ đạt được nhiều tính khả dụng hơn, thúc đẩy doanh số bán hàng và lưu lượng truy cập, đồng thời tích hợp các điểm tiếp xúc thông qua môi trường trực tuyến.

Tìm hiểu thêm về hệ thống Omni-channel: Hệ thống Omni-channel là gì? Các yếu tố cấu thành nên khái niệm Omni-channel

Vì sao ngành bán lẻ nên ứng dụng hệ thống Omni-channel?

Chiến lược bán lẻ đa kênh sẽ giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng và cung cấp nhiều kênh để khách hàng mua hàng ngay cả trên thiết bị di động, website hay tại cửa hàng. Sự hiện diện của thương hiệu trên nhiều kênh mua hàng sẽ giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy thương hiệu giúp gia tăng doanh số và lưu lượng truy cập. Trên thực tế, khách hàng sẽ chi tiêu nhiều hơn từ 15 đến 30% đối với các doanh nghiệp có mặt đa kênh hơn là những doanh nghiệp chỉ sử dụng một kênh. Một nghiên cứu chung của Google, Ipsos MediaCT và Sterling Brands cũng cho thấy 75% người tiêu dùng có nhiều khả năng đến cửa hàng hơn nếu họ bắt gặp các bài viết quảng cáo hoặc video quảng cáo trên website hoặc các thiết bị di động. Bằng cách tận dụng nhiều kênh,hệ thống Omni-channel không chỉ giúp tăng doanh thu từ bán lẻ trực tuyến mà còn thúc đẩy lưu lượng truy cập đáng kể đến các cửa hàng, tăng doanh thu tại cửa hàng hơn nữa.

hệ thống Omni-channel

Nguồn: Canva

Hệ thống Omni-channel cho phép người tiêu dùng mua hàng và hoàn tất quá trình mua hàng trên các kênh khác nhau. Giờ đây, khách hàng có thể thấy một mặt hàng có sẵn trong cửa hàng trên website hoặc các kênh bán hàng online và đặt trước sản phẩm đó để nhận nó từ vị trí cửa hàng gần nhất. Quá trình này giúp đem lại trải nghiệm mua hàng tốt hơn cho khách hàng, vì thế các nhà bán lẻ có thể xây dựng mối quan hệ với khách hàng của họ và có thể tương tác với họ ở cấp độ cá nhân, tức thì thông qua nhiều kênh mua hàng khác nhau.

>>Xem thêm: Ứng dụng hệ thống Omni-channel vào hoạt động bán hàng

Để phát triển mạnh trong ngành bán lẻ, các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược bán lẻ đa kênh hướng tới việc có mặt trên cả kênh online và offline tùy thuộc vào mức độ có thể quản lý của doanh nghiệp mà lựa chọn các kênh online và offline phù hợp.

Doanh nghiệp nên cung cấp cho khách hàng trải nghiệm mua sắm tích hợp và liền mạch bằng cách duy trì sự hiện diện mạnh mẽ của cửa hàng truyền thống và tận dụng sự hiện diện trên các kênh online để tạo ra các điểm tiếp xúc với khách hàng, từ đó thúc đẩy mức độ yêu thích và ghi nhớ thương hiệu.Theo một nghiên cứu của Forrester, các điểm tiếp xúc trên nền tảng trực tuyến ảnh hưởng đến khoảng 49% tổng doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ. Ngoài ra, một cuộc khảo sát người tiêu dùng của Nielsen cho thấy rằng các cửa hàng có biển quảng cáo kỹ thuật số gần các quầy thanh toán, chẳng hạn, đã chứng kiến ​​mức tăng doanh thu lên đến 33% (có thể liên tưởng ngay đến khu bán bắp nước ở rạp chiếu phim). Điều này chứng tỏ rằng, để ứng dụng hệ thống Omni-channel thành công không chỉ kết thúc bằng việc thiết lập một cửa hàng và sự hiện diện trên nền tảng online. Mà thay vào đó, các nhà bán lẻ phải bổ sung vào chiến lược bán hàng đa kênh của họ bằng các điểm tiếp xúc kỹ thuật số mới nhất và thúc đẩy doanh số bán hàng bằng cách cung cấp nội dung cho khách hàng vào đúng thời điểm và địa điểm.

Nhìn chung, ngành bán lẻ là một thị trường cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp phải luôn thay đổi và chịu nhiều áp lực cạnh tranh, về công nghệ và các khía cạnh khác. Lĩnh vực công nghệ đang thay đổi cách mua sắm và thói quen mua hàng của người tiêu dùng. Sau đại dịch COVID-19, thị trường bán lẻ thay đổi theo hướng thương mại điện tử rất nhiều, vì thế bắt buộc doanh nghiệp phải tìm ra những giải pháp để phản ứng trước những thay đổi. Nghiên cứu hành vi tiêu dùng và đối mặt với những thách thức của thời đại công nghệ, và như đã nói ở trên, hệ thống Omni-channel là một trong những giải pháp hiệu quả nhất đối với lĩnh vực bán lẻ.

>> Xem thêm: Phân biệt Omni-channel và Multi-channel – Tiếp thị đa kênh đột phá doanh số

 

Chia sẻ bài viết:

Tin tức mới cập nhật

gửi thông tin tư vấn

liên hệ AME Digital

THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG

socal media