Hầu hết, các doanh nghiệp đều sử dụng đa kênh để tiếp cận khách hàng trong các chiến dịch Marketing mà họ thực hiện. Do đó, các mô hình tiếp thị đa kênh được tạo ra để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chiến lược marketing một cách hiệu quả nhất. Một trong những mô hình được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất đó chính là Omni-channel và Multi-channel. Có thể nói Omni-channel và Multi-channel là hai mô hình quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong các chiến lược marketing. Bên cạnh đó, hai mô hình này còn mang đến cho doanh nghiệp một lượng lớn khách hàng thông qua nhiều kênh khác nhau. Từ đó, giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu lâu dài. Vậy Omni-channel và Multi-channel khác nhau như thế nào? Làm thế nào để phân biệt Omni-channel và Multi-channel? Hãy cùng AME Digital tìm hiểu nhé!
Nguồn: Canva
1. Khái niệm của Omni-channel và Multi-channel
1.1 Multi-channel là gì?
Multi-channel hay còn gọi là tiếp thị đa kênh là việc áp dụng các chiến lược Marketing về một sản phẩm dịch vụ nào đó, thông qua nhiều nền tảng khác nhau để tiếp cận với khách hàng nhanh hơn và hiệu quả hơn. Mục đích của việc áp dụng Multi-channel đó là mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và giúp cho doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách chủ động.
Bên cạnh đó, Multi-channel còn giúp cho khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin hoặc chọn mua sản phẩm ở mọi lúc mọi nơi.
1.2 Omni-channel là gì?
Omni-channel cũng được gọi là mô hình tiếp thị đa kênh nhưng Omni-channel khác với Multi-channel ở chỗ quản lý, chăm sóc, tư vấn và tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn so với Multi-channel. Bởi vì Omni-channel là hệ thống tích hợp liên kết và đồng bộ tất cả các kênh mà doanh nghiệp ứng dụng trong quá trình kinh doanh bán hàng lại với nhau trên cùng một hệ thống. Do đó, doanh nghiệp có thể khai thác và quản lý tệp khách hàng của mình một cách dễ dàng.
Hơn nữa, Omni-channel còn giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tương tác và gắn kết chặt chẽ với khách hàng nhiều hơn.
>> Xem thêm: Các yếu tố cấu thành nên khái niệm Omni-channel
2. Điểm khác nhau giữa Omni-channel và Multi-channel
Mặc dù Omni-channel và Multi-channel đều là mô hình tiếp thị đa kênh nhưng về hệ thống và nguyên lý hoạt động thì trái ngược nhau. Bạn cần biết cách để phân biệt Omni-channel và Multi-channel để chọn ra mô hình phù hợp cho các chiến lược Marketing của mình.
Doanh nghiệp của bạn có thể phát triển thương hiệu sản phẩm của mình thông qua thiết bị di động hoặc kết hợp các phương tiện truyền thông để tiếp cận với khách hàng hiệu quả nhất.
Việc sử dụng mô hình Omni-channel hay Multi-channel đều mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Điểm khác biệt to lớn nhất và yếu tố phân biệt Omni-channel và Multi-channel đó chính là sự liên kết và đồng bộ. Nói một cách đơn giản Omni-channel là nơi tích hợp các thông tin data khách hàng về một hệ thống duy nhất. Ở đây doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý và chăm sóc khách hàng. Omni-channel đem đến sự thuận tiện hơn trong quá trình quản lý và thực hiện chiến dịch marketing.
Ngược lại, Multi-channel cũng là mô hình sử dụng nhiều kênh liên kết với khách hàng nhưng không có sự thống nhất và đồng bộ mỗi kênh mà doanh nghiệp sử dụng trong Multi-channel đều sẽ hướng khách hàng đến từng hệ thống quản lý của các kênh đó. Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý và tìm kiếm khách hàng khi phải truy cập vào nhiều hệ thống khác nhau thay vì tích hợp hết tất cả vào một hệ thống. Bạn sẽ phải tốn một khoảng thời gian dài để tìm kiếm và khai thác khách hàng ở nhiều nền tảng khác nhau.
3. Doanh nghiệp nên sử dụng Omni-channel hay Multi-channel?
Như đã nói ở trên, Omni-channel so về quản lý sản phẩm, khách hàng, tồn kho… thì Omni-channel nổi bật hơn và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp nhiều hơn. Omni-channel sẽ giúp cho bạn tối đa hóa việc bán hàng từ cách truyền thống cho đến các nền tảng từ Internet chỉ quản lý trên một hệ thống duy nhất. Một khi chuỗi quản lí của doanh nghiệp bạn được đồng bộ và thống nhất tổ chức của bạn sẽ phát triển vững mạnh, tiết kiệm nguồn nhân lực và kinh doanh hiệu quả hơn.
Nguồn: Canva
Bạn có thể sử dụng Omni-channel để nắm bắt được trạng thái hàng tồn kho, tình hình vận truyền, nguồn vốn… Và tiết kiệm thời gian quản lý hơn son với cách quản lý truyền thống sổ sách trước đây.
Nhưng cũng không thể phủ nhận Multi-channel là nền tảng của Omni-channel. Bởi vì mô hình này được ứng dụng phổ biến hơn khi chưa có sự xuất hiện của Omni-channel. Do có một số khuyết điểm về hệ thống quản lý đây cũng chính là yếu tố phân biệt Omni-channel và Multi-channel nên các doanh nghiệp đã dần chuyển sang Omni-channel để bắt kịp thời đại nắm bắt được xu hướng và hành vi mua sắm sản phẩm của khách hàng trên mọi nền tảng. Omni-channel chính là phiên bản nâng cấp cải thiện những khuyết điểm của Multi-channel. Vậy nên bạn hãy cân nhắc về việc chuyển đổi sang mô hình Omni-channel để tiếp cận và khuyến khích khách hàng mua sản phẩm.
>> Xem thêm: Vì sao các ngành bán lẻ nên ứng dụng hệ thống Omni-channel?
Hy vọng rằng, qua bài viết này AME Digital sẽ giúp cho bạn có thể hiểu và phân biệt Omni-channel và Multi-channel để từ đó đưa ra mô hình thích hợp trong các chiến lược Marketing cho doanh nghiệp của bạn. Để có thể ứng dụng các mô hình tiếp thị đa kênh đạt được hiệu quả cao đòi hỏi doanh nghiệp phải có một đội ngũ Marketing chuyên nghiệp và doanh nghiệp của bạn cũng phải tốn rất nhiều chi phí và thời gian để đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp của mình. Vậy nên hãy liên hệ với chúng tôi. Bởi vì chúng tôi tin rằng, với đội ngũ làm việc chuyên nghiệp và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc áp dụng mô hình Omni-channel và Multi-channel chúng tôi sẽ đưa ra những giải pháp tốt nhất và giúp doanh nghiệp bạn nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. Hãy liên hệ với AME Digital ngay nhé!