ame_logo_trang

Tại sao doanh nghiệp cần phải tái định vị thương hiệu?

định vị thương hiệu

Để trở thành một thương hiệu được nhiều khách hàng tin tưởng, doanh nghiệp phải trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển từ thất bại đến thăng hoa. Trong mỗi giai đoạn, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược marketing khác nhau để khẳng định vị trí của mình trên thị trường và đặt ra mục tiêu để thương hiệu hướng đến.

Nhiều doanh nghiệp phát triển lâu năm trong ngành, đã có khoảng thời gian thương hiệu là tượng đài phát triển, thế nhưng sẽ có những giai đoạn mà bỗng dưng bị chựng lại, thậm chí là bị khách hàng lãng quên. Đứng trước tình hình đó, nhiều thương hiệu đã chọn tái định vị thương hiệu để làm mới mình trong mắt khách hàng, điển hình có thể kể đến một số thương hiệu lâu đời đã thực hiện thành công chiến dịch tái định vị thương hiệu như: Bitis’s, Viettel, Big C (Siêu thị Go),… Vậy tái định vị thương hiệu là gì? Tại sao doanh nghiệp phải tái định vị thương hiệu? Cùng AME Digital tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé! 

định vị thương hiệu

1. Tái định vị thương hiệu là gì?

Nếu như định vị thương hiệu là những gì mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu, phân khúc khách hàng hay các chiến lược marketing thì tái định vị thương hiệu chính là làm mới lại những hình ảnh, chiến lược,… mà doanh nghiệp đã xây dựng trước đó. Với mục đích mang đến cho khách hàng và đối tác một sự đổi mới, chuyên nghiệp, tái định vị thương hiệu chính là chiến lược marketing gay gắt, quyết định sự sống còn của một thương hiệu trên thị trường kinh doanh. 

Chiến lược tái định vị thường được thể hiện qua việc đổi mới hình ảnh như: Logo, bộ nhận diện,… hoặc thay đổi phân khúc khách hàng từ phân khúc thấp chuyển sang tầm trung và cao cấp hơn hay mở rộng thị trường kinh doanh từ một tỉnh nhỏ chuyển sang cả nước và kể cả nước ngoài.

định vị thương hiệu

2. Tại sao doanh nghiệp phải tái định vị thương hiệu?

Ngoài việc, thu hút sự chú ý và quan tâm về sự đổi mới từ hình ảnh thương hiệu cho đến dịch vụ chăm sóc khách hàng, hậu mãi thì tái định vị thương hiệu còn là một âm mưu to lớn đó là “chiếm lĩnh thị trường” mà doanh nghiệp đã dự tính sẵn trước khi thực hiện hiện kế hoạch. Khi nhu cầu người dùng và sự cạnh giữa các đối thủ ngày càng tăng cao bắt buộc phải hành động và triển khai chiến lược trước thì mới có thể đứng vững và kinh doanh đạt lợi nhuận cao.

Nâng cao tính thẩm mỹ cho bộ nhận diện

Mặc dù, các doanh nghiệp đã chuẩn bị kỹ và đầu tư chất xám, kỹ thuật thiết kế cho Logo, bộ nhận diện thương hiệu để tạo nên những thiết kế ấn tượng và độc đáo. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành các thiết kế một số trường hợp là theo không đúng như ý muốn của doanh nghiệp có thể là chưa thể hiện được giá trị thương hiệu, tích cách thương hiệu. Vì vậy nên doanh nghiệp cảm thấy chưa thực sự hài lòng. Hoặc bộ nhận diện thương hiệu khiến cho khách hàng rối mắt, khó nhớ đến thương hiệu.

Bên cạnh đó, mỗi thời kỳ sẽ có những đánh giá về thẩm mỹ khác nhau. Những doanh nghiệp lâu năm cũng cần được đổi mới để phù hợp với thị trường, phân khúc khách hàng trong thời đại mới. Lúc này doanh nghiệp sẽ tiến hành tái định vị thương hiệu để cho ra đời những thiết kế đơn giản, hợp mắt và dễ nhớ nhưng vẫn thể hiện được ý nghĩa của thương hiệu.

Ví dụ như thương hiệu nước giải khát Pepsi, có thể thấy Pepsi đã tái định vị thương hiệu rất nhiều lần chỉ để khách hàng luôn nhớ đến thương hiệu và thương hiệu không bị bỏ lại phía sau cuộc chiến của thời đại. Và rõ ràng so với quá khứ thì Logo hiện tại của Pepsi hợp thời và chuyên nghiệp hơn. Người tiêu dùng cũng dễ dàng nhận diện thương hiệu hơn.

định vị thương hiệu

Thể hiện cá định khác biệt, đặc trưng riêng của thương hiệu

Trong suốt quá trình xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp cần phải khẳng định độc quyền thương hiệu và cá tính khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, để khách hàng ấn tượng đặc biệt là đối tác. Có rất nhiều thương hiệu dựa trên sự phát triển của bạn để phát triển thương hiệu hay nói cách khác là copy. Họ có thể copy từ ý tưởng kinh doanh cho đến Logo thương hiệu cũng được thiết kế tương tự. Với mục đích cạnh tranh và lôi kéo khách hàng về cho doanh nghiệp của mình. Để ứng phó với các tình huống bất đắc dĩ, doanh nghiệp thường tái định vị thương hiệu qua tính cách, phân khúc khách hàng hay mở rộng quy mô kinh doanh nhằm nhấn mạnh và củng cố địa vị của mình trong tâm trí khách hàng và trên thị trường.

Cơ hội mở rộng thị trường

Bất kỳ doanh nghiệp nào khi kinh doanh trên thị trường cũng nung nấu ý định thương hiệu của mình có thể vươn lên và lớn mạnh hơn qua từng thời kỳ, từng giai đoạn. Vì thế việc tái định vị thương hiệu thông qua mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh như một máy phát tính hiệu đến khách hàng và đối thủ rằng là thương hiệu sắp và sẽ chuyển mình sang một tầm cao mới lớn hơn “thâu tóm thị trường”. Việc mở rộng quy mô có thể giúp doanh nghiệp mang đến những cái nhìn tích cực về thương hiệu và khẳng định thương hiệu của bạn đổi mới, tái định vị thương hiệu chính là để nâng cấp cơ sở vật chất, chất lượng sản phẩm, dịch vụ góp phần mang đến sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Tận dụng để truyền thông cho các chiến lược marketing 

Thời gian vừa qua, cộng đồng mạng xôn xao khi Google Chrome tuyên bố thay đổi diện mạo Logo mới. Lần tái định vị thương hiệu này vẫn dữ nguyên 4 màu sắc chủ đạo chính là đỏ, vàng, xanh lá và xanh dương. Khi nhìn lướt qua Logo mới, đa số người dùng đều cho rằng chẳng có sự thay đổi nào xảy ra.

Tuy nhiên mẫu Logo mới này đã bỏ đi hiệu ứng shadow ở cạnh viền của mỗi màu, chấm trung tâm màu xanh dương có kích thước lớn hơn và màu sắc nhìn tươi tắn hơn. Công cuộc thay đổi lần này, đã tạo nên hiệu ứng truyền thông đó là một sự tranh cãi “thay đổi như không thay đổi”. Điều này đã góp phần tăng sự tò mò, thắc mắc về một chiếc lược marketing nào đó mà Google Chrome sắp thực hiện. Bên cạnh đó, sự thay đổi này đã khiến thương hiệu trở nên tinh tế, chuyên nghiệp hơn và mang đến cảm giác dễ chịu, hài hòa trong mắt người dùng hơn so với Logo cũ.

3. Những lưu ý khi tái định vị thương hiệu

Trước khi đưa ra quyết định tái định vị thương hiệu, doanh nghiệp cần xác định rõ những vấn đề cần đổi mới, thực trạng hình ảnh thương hiệu hiện hữu trong trí nhớ của khách hàng như thế nào? Họ có yêu thích Logo thương hiệu hay không? Thăm dò và nắm bắt tâm lý khách hàng để cải thiện nhược điểm và phát huy ưu điểm thương hiệu trong chiến lược sắp tới.

Trong quá trình tái định vị bạn cần theo dõi, nắm bắt xu hướng thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan sát đối thủ cạnh tranh để đảm bảo việc tái định vị thương hiệu lần này thực sự khác biệt, dẫn đầu thị trường.

Điều quan trọng nhất trong tái định vị thương hiệu chính là phân khúc lại khách hàng, những đối tượng mà doanh nghiệp muốn hướng đến trong chiến dịch lần này họ là ai? Ở đâu? Nhu cầu của họ là gì? Tất cả những yếu tố trên sẽ giúp bạn phân định rõ ràng điều cần cải thiện như chất lượng sản phẩm, uy tín thương hiệu và giải pháp tuyệt vời nhất cho khách hàng trong chiến lược tái định vị thương hiệu lần này.

Tái định vị là một trong những chiến lược quan trọng nhất trong quá trình kinh doanh đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động lâu năm. Bởi vì nhu cầu, cách nhìn nhận, đánh giá của khách hàng giữa thời đại trước đây và trong thời hiện đại khác biệt hoàn toàn. Vì thế, những hình ảnh, chiến lược xưa cũ giờ đây không còn phù hợp với quan điểm ngày nay. Và để thực hiện được một chiến lược tái định vị thương hiệu thành công bạn cần nghiên cứu thị trường, khách hàng và đặc biệt là đối thủ cạnh tranh, đều này sẽ giúp bạn đưa ra được những kế hoạch đúng đắn, nhắm trúng đích đến và đạt được hiệu quả cao nhất.

Tái định vị không phải là một chiến lược dễ dàng thực hiện, bạn cần phải thực sự kiên trì và nhẫn nại. Bởi vì, nhận thức người dùng không dễ thay đổi cho nên bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian và trong quá trình tái định vị doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn về ý tưởng, kế hoạch, tài chính,…Hãy lên hệ với AME Digital nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình tái định vị thương hiệu. Chúng tôi với đa dạng các gói giải pháp marketing số có thể giúp bạn lan tỏa chiến lược tái định vị thương hiệu đến gần hơn với khách hàng của mình.