Ở phần 1 và 2, AME Digital đã chia sẻ những kiến thức SEO cơ bản nhất mà bất kỳ SEOer nào cũng có thể hiểu và thực hiện SEO một cách dễ dàng. Trong phần 3 này, cũng là phần cuối cùng trong chuỗi series về kiến thức SEO cơ bản, AME Digital sẽ bổ sung phần kiến thức còn lại của SEO cơ bản mà bất kỳ newbie nào mới vào ngành cũng cần phải nắm rõ.
1. Các công việc cần làm trong kiến thức SEO cơ bản của một SEOer
Quá trình thực hiện SEO cũng tương tự như quá trình leo núi, bạn phải biết chuẩn bị những dụng cụ để vượt qua những thách thức và khó khăn trong quá trình leo núi mới leo lên tới đỉnh núi. Để SEO thành công, bạn cần phải biết được thuật toán và đề ra kế hoạch SEO khoa học, tuân thủ các thuật toán và nguyên tắc SEO của Google. Dưới đây là các công việc bạn cần làm để có một chiến lược SEO thành công nhất.
a) Lập kế hoạch SEO
Lập kế hoạch SEO là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng mà trước khi bạn bắt tay vào thực hiện chiến lược SEO của mình. Đã có rất nhiều SEOer bỏ qua kiến thức SEO cơ bản này và đi sâu vào khai thác từ khóa ngay khi bắt đầu, cách làm việc hời hợt như thế này rất có thể sẽ khiến bạn gặp rắc rối trong quá trình thực hiện SEO nhất là trong môi trường làm việc đội nhóm. Trong bước này, bạn nên xác định mục đích của chiến lược SEO là gì? Tăng nhận diện thương hiệu hay đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức để tăng traffic cho website? Nếu bạn chọn mục đích là tăng nhận diện thương hiệu thì đối tượng bạn cần tiếp cận là những ai? Họ thường xem chủ đề gì? Làm thế nào để nhóm đối tượng mục tiêu này tiếp xúc với content SEO của bạn?
Kiến thức SEO cơ bản giúp cho bạn biết, không chỉ bạn cần định hướng content của mình mà trong bước lập kế hoạch này, bạn cần có một kế hoạch timeline cụ thể về thời gian bắt đầu, kết thúc và các đầu mục công việc cần thực hiện. Ví dụ như chiến dịch lần này, bạn thực hiện trong vòng 3 tháng thì trong 3 tháng đó bạn cần phải đưa ra một số liệu cụ thể các công việc cần làm như phải SEO ít nhất 25 bài biết, với 25 chủ đề, từ khóa khác nhau,…
b) Nghiên cứu từ khóa
Nếu bạn đã xem qua phần 1 và phần 2 trong chuỗi series bài viết về chủ đề kiến thức SEO cơ bản của AME Digital, thì công việc nghiên cứu từ khóa đã không còn quá xa lạ, khi AME Digital đã nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, nghiên cứu từ khóa là bước bắt buộc phải có trong quá trình thực hiện SEO. Bởi vì, từ khóa chính là yếu tố quyết định bài viết của bạn có lên top hay không? Vì vậy đừng bỏ qua bước quan trọng này nhé! Hãy thực hiện nghiên cứu từ khóa thông qua những tài liệu, báo cáo trên các cổng thông tin hoặc sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa để tìm ra mong muốn của khách hàng và từ khóa khách hàng thường hay tìm kiếm hoặc tốt hơn bạn có thể kết hợp với việc quan sát đối thủ cạnh tranh của mình để tổng hợp và đưa ra được những từ khóa chất lượng nhất.
Bạn có thể tham khảo các công cụ nghiên cụ từ khóa như Google trend, Google keywords planner, Keywordtool,…Những công cụ nghiên cứu từ khóa này chính là kiến thức SEO cơ bản nhất mà bạn cần nắm để có một chiến lược SEO tốt nhất.
c) Thiết lập cấu trúc website chuẩn SEO
Cấu trúc website được hiểu đơn là công việc phân bổ thông tin theo các trang gồm có trang chủ, liên hệ, tin tức, sản phẩm,…tất cả các trang này sẽ được sắp xếp liên kết với nhau thông qua liên kết nội bộ trong website. Trong chuỗi bài viết về kiến thức SEO cơ bản có nhắc đến vai trò của thiết lập cấu trúc website hợp lý và logic, bởi vì không chỉ giúp người dùng dễ dàng thao tác mà còn giúp bạn ghi điểm trước bộ máy của công cụ tìm kiếm, nó giống như một thuật ngữ giúp bạn nói với Google rằng, website của bạn rất chất lượng, uy tín và thân thiện là nơi người dùng có thể đến để xem bất kỳ một thông tin gì.
Một website được thiết kế chuẩn SEO như báo hiệu cho công cụ tìm kiếm biết rằng, website của bạn đạt yêu cầu của bộ máy tìm kiếm, tín hiệu này sẽ giúp website của bạn được tìm thấy dễ dàng hơn và khẳng định sự tồn tại của bạn trước hàng ngàn website khác.
d) Xây dựng content chuẩn SEO
Trong quy trình thực hiện SEO chắc chắn không thể nào vắng mặt của chị đại content SEO, đây chính là yếu tố quan trọng nhất giúp website tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng. Bạn phải đảm bảo những bài viết chuẩn SEO đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như nội dung sáng tạo, từ khóa liên quan, heading, title, alt, hình ảnh,…Hơn hết bài viết phải đem lại lợi ích cho người đọc, truyền tải thông điệp rõ ràng và có lời kêu gọi hành động để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Đến giai đoạn này, từ khóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng, những từ khóa mà bạn đã nghiên cứu trước đó sẽ được lên ý tưởng chủ đề bài viết tương ứng, thiết lập outline và tiến hành tạo ra bài viết hoàn chỉnh. Đừng cố gắng nhồi nhét từ khóa, bạn sẽ khiến cho khách hàng nhàm chán khi nội dung cứ lặp đi lặp lại. Google không có thiện cảm với những bài viết bị nhồi nhét quá nhiều từ khóa, đây sẽ là dấu hiệu cảnh báo không an toàn và có thể không may ăn gậy của Google nếu lạm dụng hành động nhồi nhét từ khóa. Mật độ từ khóa tốt nhất của một bài viết content SEO là 8-10%, hãy tuân thủ nguyên tắc này của Google để xây dựng nội dung chuẩn SEO tốt nhất.
e) Phân tích và tối ưu Onpage
Tối ưu onpage chính là công việc tiếp theo mà SEOer cần làm trong chiến lược SEO của mình. Đây chính là quá trình được lặp đi lặp lại khi bạn viết bài content SEO. Để tối ưu onpage hiệu quả, bạn cần chú trọng vào từ khóa, liên kết nội bộ, tối ưu hình ảnh,url,…Khi bạn tối ưu onpage tốt sẽ góp phần thiết lập chỉ mục và nâng cao thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm.
f) Triển khai Offpage, xây dựng liên kết
Bất kỳ chiến dịch nào cũng cần có sự chỉnh chu và chiến dịch SEO cũng không ngoại lệ, triển khai Offpage, xây dựng liên kết là công việc có ảnh hưởng không nhỏ đối với chiến lược SEO. Thông thường, các SEOer sẽ kết hợp với Social SEO để giúp chiến lược SEO đạt hiệu quả cao hơn. Do đó, cần trau chốt về hình ảnh và nội dung cho các trang social để tăng lượt traffic cho website, kéo khách hàng từ social qua website và ngược lại. Bạn có thể xây dựng hệ thống liên kết hay còn gọi là SEO offpage kết hợp với các kiến thức SEO cơ bản khác để tăng lưu lượng truy cập và thứ hạng website của mình.
g) Tối ưu trải nghiệm người dùng (UX)
UX là từ viết tắt của User Experience là sự ám chỉ về trải nghiệm người dùng. UX là những cảm xúc và thái độ sau khi khách hàng đã trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ hay website của bạn. Những kiến thức SEO cơ bản về UX, có thể giúp bạn mang đến trải nghiệm tốt cho người dùng ví dụ như:
+ Tốc độ tải trang: Khi khách hàng click vào bất kỳ link nào trên website của bạn, nếu như tốc độ tải trang quá chậm khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu và rời đi đến một trang website khách có tốc độ tải trang nhanh hơn. Điều bạn cần làm lúc này chính là tối ưu tốc độ website nhanh hơn, để giữ chân khách hàng ở lại website lâu hơn.
+ Giao diện: Đối với giao diện, bạn phải đảm bảo bố cục hợp lý, màu sắc hài hòa, hình ảnh sắc nét, sản phẩm đa dạng và tất cả điều phải đồng bộ với lĩnh vực kinh doanh của mình. Một giao diện bắt mắt và thân thiện sẽ giúp bạn chiếm được thiện cảm và thể hiện sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng qua cái nhìn đầu tiên. Bên cạnh vẻ bề ngoài hào nhoáng, bạn cũng cần phải am hiểu kiến thức SEO cơ bản và chú trọng chất lượng tiện ích bên trong website như thao tác thực hiện dễ dàng, điều hướng rõ ràng, đa dạng tính năng.
h) Tương tác với khách hàng
Trong quá trình thực hiện SEO, chỉ quan tâm đến kiến thức SEO cơ bản thôi thì chưa đủ, bạn cần phải quan sát hành vi của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, những người đã xem qua sản phẩm của bạn, rất có thể sau khi xem xong họ sẽ bày tỏ quan điểm và cảm nhận của mình ngay bên dưới bài viết. Bạn cần lắng nghe và giải đáp thắc mắc của khách hàng (nếu có). Bên cạnh đó, khách hàng sẽ chủ động nhắn tin nếu như họ hiểu được lợi ích, tin tưởng và quyết định ủng hộ sản phẩm của bạn.
i) Phân tán thông tin, chia sẻ trên social
Mặc dù Google là công cụ tìm kiếm mà chiến lược SEO hướng đến, nhưng không phải lúc nào khách hàng cũng nhất thiết phải tìm kiếm thông tin trên Google. Vậy thì làm thế nào để khách hàng chủ động tìm đến bạn? Cách duy nhất bạn nên chọn ngay bây giờ chính là phát tán thông tin và chia sẻ content SEO của mình trên các trang Social.
Social chính là công cụ giúp bạn lan tỏa những bài viết trên website đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Vì vậy hãy rút ngắn nội dung, cô đọng những ý chính có trong bài viết với một tiêu đề thu hút kèm với lời kêu gọi hành động, chắc chắn bạn sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng mới. Bằng một cách “vô tình hay cố ý” khách hàng có thể vô tình thấy bài viết SEO của bạn hoặc họ đã theo dõi các trang social để đón chờ những nội dung mới mẻ từ bạn. Như vậy, bạn có thể tiếp cận khách hàng dễ dàng và gia tăng tỷ lệ thành công trong chiến dịch SEO của mình.
j) Phân tích đối thủ
Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh là cách để bạn xác định hướng đi, cách thực hiện chiến dịch SEO như thế nào là đúng? Họ sử dụng những kiến thức SEO cơ bản nào? Ví dụ như cách chèn từ khóa, cách triển khai chủ đề content, phong cách viết bài, ý tưởng bài viết,… Những từ khóa SEO on top mà đối thủ đã thực hiện chính là những thông tin quý giá nhất mà bạn có thể tận dụng và khai thác chúng. Thông qua đối thủ, bạn sẽ biết được những chủ đề khách hàng đang quan tâm là gì? Họ nhận xét như thế nào khi xem qua nội dung đó? Dựa vào những dữ liệu đó bạn có thể xây dựng cho mình những nội dung hấp dẫn và cuốn hút hơn đối thủ.
k) Theo dõi và đo lường hiệu quả SEO
Sau khi hoàn chỉnh các bước, nội dung SEO sẽ được đăng tải và chia sẻ mạnh mẽ trên Google hoặc các nền tảng mạng xã hội. Lúc này, bạn phải theo dõi trạng thái bài viết như thời gian bài viết sẽ hiển thị trên Google, vị trí hiển thị, tỷ lệ tìm kiếm từ khóa, tỷ lệ truy cập vào website, tỷ lệ người xem và các chỉ số sau khi chia sẻ nội dung lên mạng xã hội.
Bên cạnh những kiến thức SEO cơ bản, bạn cũng cần phải theo dõi và đo lường SEO để chắc chắn rằng bạn đã thực hiện SEO đúng cách và đã đạt được hiệu quả. Nếu như bạn chưa nhận thấy được sự thay đổi nào, có thể bạn đã gặp vấn đề ở một giai đoạn nào đó, có thể là lỗi kỹ thuật, nội dung SEO của bạn chưa thu hút được khách hàng hoặc từ khóa bạn chọn chưa hiệu quả, hãy xem xét và tiến hành cải thiện.
l) Lập báo cáo và đối chiếu với kế hoạch đặt ra
Lập báo cáo chính là bước cuối cùng trong quá trình thực hiện SEO. Đây chính là bước tổng hợp lại tất cả các kết quả đã và chưa thực hiện được trong chiến dịch SEO của mình. Hãy đối chiếu các số liệu trước và sau khi thực hiện SEO như thứ hạng từ khóa, tỷ lệ nhấp chuột, tỷ lệ chuyển đổi, lượt xem, chia sẻ,…để xác định chính xác tỷ lệ thành công và đề xuất những chiến dịch SEO tiếp theo hiệu quả hơn.
Bài viết này đã là phần cuối cùng trong chuỗi bài viết về “Tổng hợp kiến thức SEO cơ bản mà bất kỳ newbie nào mới vào ngành cũng cần phải nắm rõ”. Với những kiến thức SEO cơ bản mà AME Digital đã tổng hợp sẽ giúp cho các newbie có thể thực hiện chiến lược SEO website hiệu quả, giúp cải thiện và khắc phục những lỗi sai trong quá trình thực hiện SEO. Từ giờ các các newbie có thể leo lên các vị trí top cao mà không cần phải lo lắng vì các bạn đã trang bị đầy đủ cho mình những kiến thức SEO cơ bản. Theo dõi AME Digital để cập nhật những kiến thức hay ho về Digital Marketing nhé!