Màu sắc giao diện là yếu tố đầu tiên đập vào mắt người dùng khi truy cập vào Website, một Website được phối màu thành công sẽ tạo nên điểm nổi bật của thương hiệu, giúp tạo ấn tượng và thân thiện với người dùng. Nhưng làm thế nào để phối màu Website thuận mắt người dùng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như văn hóa, lĩnh vực hoạt động và đối tượng mục tiêu mà Website đó hướng đến. Đã đến lúc các nhà thiết kế cần quan tâm đến cảm nhận của người dùng khi nhìn vào màu sắc thể hiện trên Website, cùng AME Digital note lại 6 cách phối màu trong thiết kế Website và 5 phần mềm phối màu chuẩn chuyên nghiệp ngay nhé!
6 cách phối màu trong thiết kế website mà các Developer nên biết
Những tông màu chính thường dùng khi thiết kế website
Cách phối màu trong thiết kế website thường sẽ được dựa vào yếu tố tâm lý học màu sắc trong marketing vì màu sắc ảnh hưởng rất nhiều đến cảm xúc cũng như hành vi của người dùng. Màu sắc sẽ xúc tác trực tiếp đến cảm xúc của người dùng như: Cảm giác kích thích mua sắm, cảm giác tin tưởng, cảm giác tò mò,…
Dưới đây là những tông màu chính thường dùng khi thiết kế website và có tác động đến tâm lý người dùng mà bạn cần biết!
Tông màu chính trong thiết kế Website | Yếu tố tâm lý học màu sắc trong Marketing |
Màu đỏ | Thể hiện được năng lượng, có khả năng kích thích hành động vì thế đây là màu thường được sử dụng cho các lĩnh vực nhà hàng cung cấp thức ăn nhanh, bán thức uống hay đồ ăn mang đi và các trang web thương mại điện tử. |
Màu hồng | Tạo cảm giác lãng mạn, thú vị và tình cảm. Thường được sử dụng cho các ngành nghề có liên quan đến phụ nữ như sinh sản, mỹ phẩm. |
Màu cam | Mang đến cảm nhận vui vẻ, cởi mở và sức sống. Đây là màu thường được sử dụng cho các sản phẩm/dịch vụ cao cấp, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp. |
Màu vàng | Giúp liên tưởng đến màu sắc của ánh nắng mặt trời nên tạo được sự ấm áp, mời gọi và thể hiện được sự tích cực. Đây là màu sắc tuyệt vời cho các ngành dịch vụ, du lịch, spa. |
Màu xanh lá | Mang ý nghĩa về thiên nhiên, thể hiện sự tươi mới, bình yên. Là sự lựa chọn phù hợp cho các ngành về sức khỏe, thực phẩm sạch, đồ ăn healthy giúp truyền tải sự lành mạnh và thân thiện với môi trường. |
Màu xanh dương | Tạo cho người dùng có cảm giác tin tưởng, thoải mái và chắc chắn. Thường được dùng phổ biến trong ngành dịch vụ, ngân hàng, sản phẩm y tế. |
Màu tím | Tạo sự huyền bí, sự tinh vi và sáng tạo. Phù hợp cho các thương hiệu cung cấp các sản phẩm/dịch vụ có tính chất sáng tạo. |
Màu trắng | Mang đến cảm giác thanh cao, trong sáng và tối giản. Màu trắng rất thích hợp đối với các thương hiệu và sản phẩm của trẻ thơ và liên quan đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. |
Màu đen | Là gam màu thể hiện được tính cách, sự huyền bí và quyền lực. Là một trong những cách phối màu trong thiết kế website cho các lĩnh vực cung cấp những sản phẩm/dịch vụ xa xỉ, cao cấp và còn là gam màu bộc lộ cảm giác trang trọng nên cũng hay được dùng trong các dòng sản phẩm công nghệ cao. |
Màu nâu | Thể hiện quyền uy và chín chắn. Đây là màu phù hợp cho bạn khi xây dựng những trang web doanh nghiệp trang trọng. |
Cách phối màu khi thiết kế website chuyên nghiệp
1. Phối màu đơn sắc (Monochromatic)
Phối màu đơn sắc (Monochromatic) là một trong những cách phối màu trong thiết kế website đơn giản nhất nhưng vô cùng hiệu quả. Đối với phối màu đơn sắc bạn chỉ cần sử dụng một màu duy nhất hay canh chỉnh sắc độ khác nhau của cùng một màu để tạo nên sự cộng hưởng.
Đây là cách phối màu trong thiết kế website mang tính chất đơn giản, không quá cầu kỳ và phức tạp nên sẽ rất dễ chịu về về cảm xúc cho người nhìn. Nhưng trái với lợi ích tạo sự dễ chịu cho người nhìn, thì chính vì sự đơn giản đôi lúc sẽ tạo ra sự đơn điệu và bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tạo điểm nhấn với các chi tiết trên website của mình.
Phối màu đơn sắc thường được sử dụng cho những website mang style tối giản, giúp người nhìn không bị xao lãng và tập trung vào các yếu tố quan trọng của website muốn hướng đến. Đồng thời tạo nên sự sắc nét và thu hút hơn cho các typeface.
Phối màu đơn sắc (Monochromatic) trong website
Gợi ý Website phong cách phối màu đơn sắc (Monochromatic): Vietcetera, Housedesign,…
2. Phối màu tương đồng (Analogous)
Phối màu tương đồng (Analogous) là sự kết hợp giữa các màu sắc gần giống nhau. Cách phối màu trong thiết kế website khi sử dụng màu sắc tương đồng thì thông thường các nhà thiết kế sẽ kết hợp ba màu kế bên trên vòng tròn màu, tạo nên sự nhã nhặn và đẹp mắt cho người nhìn.
Với cách phối màu này sẽ đa dạng màu sắc hơn so với cách phối màu đơn sắc, vì thế bạn có thể dễ dàng phân biệt các nội dung khác nhau trên một sản phẩm hay trên một website. Tuy có sự pha trộn màu sắc nhưng chúng thường là những màu đứng gần nhau trên bản màu nên sẽ ít rắc rối và dễ dàng phân biệt.
Khi lựa chọn cách phối màu này, thông thường các nhà thiết kế sẽ chọn cho mình một màu chủ đạo. Màu chủ đạo sẽ được sử dụng nhiều nhất, tiếp đến nhà thiết kế sẽ chọn màu thứ hai với nhiệm vụ biệt các nội dung quan trọng trong website hay các typeface. Sau hai màu này thì màu thứ ba thường được dùng cho những chi tiết thông thường như họa tiết trang trí và các nội dung không quá quan trọng.
Phối màu tương đồng (Analogous)
Gợi ý phong cách phối màu tương đồng (Analogous): SmartGIS, Milestones,…
3. Phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary)
Các nhà thiết kế sẽ sử dụng những cặp màu đối xứng với nhau, bằng cách sử dụng khéo léo các nhà thiết kế sẽ tạo nên những màu sắc mới lạ, độc đáo và thu hút hơn. Đây thường là cách phối màu trong thiết kế website và có thuật ngữ là phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary).
Với cách phối màu này các chi tiết quan trọng sẽ trở nên ấn tượng hơn nhờ vào màu sắc đối xứng. Nếu bạn kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ mang phong cách nhẹ nhàng, thoải mái và thư giãn thì kiểu phối màu này hoàn toàn không phù hợp cho bạn.
Khi sử dụng màu bổ túc trực tiếp bạn nên lựa chọn một màu chủ đạo, sau đó chọn các màu đối xứng với nó để làm màu phụ. Bạn không nên chọn các gam màu Desaturated Color để sử dụng vì nó sẽ làm cho các cặp màu sắc bị mất đi sự tương phản.
Phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary)
Gợi ý phong cách phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary): AME Digital, Flamingo,…
4. Phối màu bổ túc bộ ba (Triadic)
Cách phối màu trong thiết kế website bằng phương pháp màu bổ túc bộ ba (Triadic) được xem là cách phối màu an toàn nhất. Kiểu phối màu này được thực hiện bằng cách tạo nên bởi ba màu nằm tại ba góc khác nhau trên vòng tròn màu sắc và tạo thành một hình tam giác đều. Ba màu này sẽ kết hợp, bổ sung và tạo nên sự cân bằng cho nhau.
Vì đây là cách phối màu an toàn nên sẽ khá đơn điệu, thiếu sáng và khó khăn khi muốn tạo điểm nhấn cho website. Tuy nhiên với phong cách này sẽ giúp khách hàng chú ý hơn đến website của bạn.
Phối màu bổ túc bộ ba (Triadic)
Gợi ý phong cách phối màu bổ túc bộ ba (Triadic): New Era, CET – Leader,…
5. Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary)
Nếu bạn muốn website của mình tạo được sự ấn tượng trong mắt người dùng thì phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary) là một lựa chọn hoàn hảo.
Cách phối màu này sẽ sử dụng ba màu ở ba góc khác nhau trên vòng tròn màu sắc để tạo nên một tam giác cân. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm màu thứ tư nhưng phải đảm bảo đối xứng với 1 trong 2 màu tạo thành đáy của tam giác.
Cách phối màu trong thiết kế website này sẽ giúp các nhà thiết kế có thể khám phá ra những cặp màu lạ và độc đáo cho website của mình. Thông thường màu trắng và màu đen sẽ được chọn làm màu chủ đạo, màu thứ ba dùng cho các chi tiết phụ thường là các màu bắt mắt như xanh, đỏ, vàng,… Phối màu bổ túc xen kẽ là một trong những cách phối màu đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao.
Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary)
6. Phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic hay Compound Complementary)
Một trong những cách phối màu trong thiết kế website phức tạp và khó nhất đó là phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic hay Compound Complementary). Tuy nhiên, với cách này bạn sẽ đạt được những sản phẩm tuyệt vời nhưng bạn phải bỏ thời gian và công sức để lựa chọn màu sắc và áp dụng.
Đây là cách phối màu được hình thành với hai cặp màu bổ túc trực tiếp. Điểm tạo nên sự khác biệt đó là sự đối lập và bổ sung giữa hai cặp màu. Cách để phối màu tốt theo cách này là bạn phải cân bằng giữa gam màu nóng và gam màu lạnh.
Phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic hay Compound Complementary)
Gợi ý 5 phần mềm phối màu website phổ biến
1. Adobe Colour CC
Adobe Colour CC chắc hẳn là một phần mềm phối màu website không còn quá xa lạ với các Developer chuyên nghiệp. Đây được xem là một giao diện chia sẻ tài nguyên hoàn hảo, người dùng có thể tùy ý lựa chọn cách thức kết hợp màu như: Màu đơn sắc, tương đồng, bổ túc,… Sau đó dùng chuột di chuyển trên vòng tròn sao cho ưng ý. Trang web sẽ gợi ý 5 màu riêng biệt kèm theo mã số cũng như bảng điều chỉnh cho người dùng.
2. Color Combination
Để tham khảo các dải màu đã có sẵn từ trước thì phần mềm phối màu website Color Combination là một phần mềm bạn có thể tham khảo. Trang web sẽ luôn được update liên tục và cung cấp 6 màu khác nhau cùng với lượt xem cũng như bình luận của người dùng khác. Bạn chỉ cần click chuột vào cách kết hợp mong muốn thì các màu gốc sẽ xuất hiện cùng thông số chi tiết và cụ thể.
3. Color Scheme Designer
Điều khác biệt giữa phần mềm Color Scheme Designer so với các phần mềm phối màu website khác ngoài thị trường là Color Scheme Designer cho phép người dùng tạo ra bảng phối màu trực tuyến bằng cách điều chỉnh độ sáng, độ bão hòa, độ tương phản,… Với phần mềm này bạn có thể nhập màu gốc từ vòng tròn phân phối từ đó những màu còn lại sẽ tự động hình thành dựa trên màu chủ đạo theo các phương pháp kết hợp cơ bản.
4. Material Designer Colors
Phần mềm phối màu website Material Design (2015) là một cải tiến của Flat Design (2013), lần đầu tiên xuất hiện trên hệ điều hành Android 5.0. Nếu bạn yêu thích bảng màu, thì đây là phần mềm dành cho bạn. Nó cũng rất dễ sử dụng, chỉ cần nhấp vào màu sắc yêu thích của bạn và dán mã màu đó vào phần mềm bạn đang sử dụng.
5. Colourlover
Colourlover hỗ trợ biểu hiện các bảng phối màu được chia sẻ bởi người dùng trên khắp thế giới. Đặc biệt, nó còn hỗ trợ một số công cụ hữu ích với nhiều chức năng khác nhau như thêm ghi chú nhanh, upload hình ảnh, liên kết đến CMYK trực tiếp từ website,… và giúp bạn nhanh chóng có được một bảng màu tổng hợp.
Tổng Kết
AME Digital hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho các bạn có thêm những thông tin hữu ích về các phối màu trong thiết kế website cũng như các phần mềm hỗ trợ phối màu hiệu quả cho các Developer. Theo dõi AME Digital để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!