Nhắc đến website thì chắc hẳn ai cũng đã từng gặp phải lỗi 404 – trang không được tìm thấy. Thật khó chịu khi chúng ta đã bỏ thời gian, công sức vào việc tìm kiếm thông tin cần thiết và đột nhiên lại bị dừng lại bởi thông báo lỗi đáng ngán này. Việc loại bỏ lỗi 404 và giữ website của mình hoạt động trơn tru, đem lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng là điều vô cùng quan trọng. Vậy lỗi 404 là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi 404 hiệu quả nhất 2023 là gì? Hãy cùng AME Digital tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Lỗi 404 là gì?
Lỗi 404 là một mã trạng thái HTTP được trả về khi trình duyệt cố gắng truy cập vào một tài nguyên (file, trang web, hình ảnh,…) nhưng không tìm thấy tài nguyên đó trên máy chủ. Điều này có nghĩa rằng trang web hoặc tài nguyên mà người dùng đang tìm kiếm không tồn tại trên máy chủ.
Một số thông báo lỗi 404 not found thường gặp
Tuy cùng lỗi 404 nhưng các thông báo lỗi thường sẽ không giống nhau và thường được tùy biến theo từng website khác nhau. Mỗi website sẽ có một giao diện báo lỗi 404 not found khác nhau. Sau đây là một số thông báo lỗi 404 not found thường gặp như:
- “404 Not Found”.
- “The requested URL [URL] was not found on this server.”
- “Error 404”.
- “HTTP Error 404 – File or Directory not found”.
- “The page cannot be found”.
- “404 Error”….
Nguyên nhân gây ra lỗi 404 là gì?
Có thể đối với những nhà thiết kế website lỗi 404 là việc xảy ra rất bình thường, nhưng thực ra, tác hại của chúng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng website của bạn trên Google. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lỗi 404, nhưng có những lý do chính sau đây gây ra lỗi 404.
1. Về phía người dùng
Một trong những nguyên nhân gây mắc lỗi thường gặp ở người dùng đó là nhập sai địa chỉ URL. Người dùng có thể gõ sai đường dẫn trên trình duyệt hoặc sử dụng đường dẫn đã bị lỗi. Ngoài ra, khi người quản trị web xóa một trang hoặc đổi đường dẫn của trang mà không cập nhật lại link liên kết mới thì cũng dẫn đến tình trạng lỗi 404.
2. Về phía kỹ thuật
Lỗi 404 không chỉ xuất hiện khi người dùng thực hiện sai một số bước trong khâu sử dụng hoặc quản trị website mà ngoài ra nó còn xuất hiện khi mắc các lỗi về kỹ thuật. Sau đây là một số lỗi kỹ thuật phổ biến nhất dẫn đến tình trạng lỗi 404 của website như:
- Lỗi cấu hình máy chủ: Máy chủ web có thể không được cấu hình đúng để phục vụ tài nguyên được yêu cầu.
- Sự cố với ứng dụng web: Có thể có lỗi trong mã lập trình ứng dụng web, dẫn đến việc tài nguyên không được phục vụ đúng cách.
- Firewall hoặc Anti-virus program: Có thể các phần mềm này chặn hoặc giới hạn quyền truy cập vào tài nguyên hoặc trang web.
Cách khắc phục lỗi 404 not found hiệu quả
Lỗi 404 not found là một trong những lỗi thường gặp khi truy cập một trang web, nó đem đến nhiều phiền toái và khó khăn cho cả các nhà quản trị cũng như người dùng. Để khắc phục lỗi này hiệu quả, sau đây AME Digital sẽ hướng dẫn bạn 7 cách khắc phục lỗi 404 not found hiệu quả như sau:
1. Tải lại trang
Cách khắc phục lỗi 404 trên web đơn giản và dễ dàng nhất là tải lại trang. Bạn có thể nhấn nút F5 hoặc kéo xuống cuối trang và nhấn nút tải lại trang trên trình duyệt để khắc phục lỗi 404 not found.
2. Sửa lại địa chỉ URL
Có thể đường dẫn trang bị thay đổi hoặc đã bị xóa đi nên đã dẫn đến tình trạng lỗi 404. Chính vì thế bạn hãy xác định địa chỉ URL chính xác của trang web hoặc tài nguyên bị lỗi, sửa lại URL và kiểm tra xem liệu kết quả có hiển thị đúng hay không.
3. Xóa bộ nhớ đệm (cache) trên trình duyệt
Nếu bạn có thể truy cập URL thành công trên điện thoại hoặc máy tính khác nhưng không phải trên máy tính hiện tại của mình, hãy thử xóa bộ nhớ cache của trình duyệt để khắc phục lỗi 404. Bạn chỉ cần vào lịch sử trình duyệt (thường là Ctrl H) để xóa cache. Sau đó chọn xóa dữ liệu web.
4. Kiểm tra lại đường dẫn URL
Kiểm tra lại đường dẫn URL là một trong những cách khắc phục lỗi 404 not found hiệu quả. Bạn nên kiểm tra lại đường dẫn URL để đảm bảo rằng địa chỉ được nhập chính xác và không bị lỗi, nếu đường dẫn URL bị sai, bạn có thể sửa chữa lại rồi nhấn Enter để máy chủ công cụ tìm kiếm hiểu được.
5. Thay đổi máy chủ DNS
Có một số lý do đó mà mạng của bạn có thể đã chặn trang web đang truy cập và gây ra lỗi 404. Bạn có thể đổi DNS để khắc phục lỗi 404 not found chẳng hạn bằng cách sử dụng DNS công cộng như của Google (8.8.8.8 hoặc 8.8.4.4).
6. Chuyển hướng trang
Chuyển hướng trang cũng là một cách khắc phục lỗi 404, nhưng cách này đòi hỏi người thực hiện hiện phải có chuyên môn để đọc code web. Để có thể làm được cách này thì bạn cần vào file 404.html và thêm url bạn muốn chuyển hướng trang vào thẻ meta trong thẻ head.
7. Nhờ sự trợ giúp từ người có chuyên môn
Nếu bạn đã thực hiện các cách trên nhưng không thể hồi phục lại trang web hoặc không thể tự khắc phục được lỗi 404 not found, bạn có thể nhờ sự trợ giúp từ người có chuyên môn để giải quyết vấn đề lỗi 404.
Công cụ kiểm tra lỗi 404 not found miễn phí
Ngoài các cách khắc phục lỗi 404 theo phương pháp thủ công trên thì hiện nay trên thị trường còn xuất hiện một số công cụ, đây được xem là cách khắc phục lỗi 404 not found nhanh chóng và thuận tiện cho người dùng. Sau đây là một số công cụ kiểm tra lỗi 404 not found miễn phí:
1. Google Web Mastertools
Google Webmaster Tools là một công cụ hữu ích để phát hiện các lỗi kiểm soát web, bao gồm cả kiểm tra lỗi 404. Bất kỳ website nào cũng sử dụng công cụ này để Submit sitemap, Robots.txt, kiểm tra link… Tính năng hữu ích của công cụ này là thu thập các liên kết bị hỏng có trên trang web của bạn và chuyển đổi chúng thành dữ liệu thống kê. Để tìm URL lỗi, hãy chuyển đến “Thu thập thông tin” > Chọn “Lỗi thu thập thông tin”.
2. Screaming Frog Spider SEO
Sử dụng công cụ Screaming Frog Spider SEO chính là cách khắc phục lỗi 404 hiệu quả và nhanh chóng nhất. Công cụ hỗ trợ người dùng kiểm tra tất cả các liên kết trên trang web của bạn và xác định các liên kết hỏng hoặc lỗi 404. Bên cạnh đó, công cụ cung cấp thêm các chức năng khác để phục vụ việc SEO như phân tích các chỉ số của liên kết, kiểm tra các liên kết, kiểm tra SEO Onpage,… Screaming Frog Spider SEO là một công cụ miễn phí nhưng khi sử dụng chỉ giới hạn tối đa 500 liên kết. Nếu muốn sử dụng nhiều hơn, bạn phải trả phí hàng năm.
3. Xenu Link Sleuth
Xenu Link Sleuth là công cụ dùng để phát hiện tất cả các liên kết trên bất kỳ trang web nào chứ không chỉ có khả năng phát hiện các liên kết lỗi 404. Cách thức hoạt động của công cụ này là rà soát các liên kết theo kiểu bắc cầu từ trang này sang trang khác và trả về kết quả thống kê đầy đủ cho bạn sau khi quét xong. Tuy nhiên, nếu website bạn có nhiều trang bị lỗi thì sẽ tốn khá nhiều thời gian để công cụ kiểm tra lỗi 404 quét xong. Nếu bạn tìm thấy một liên kết bị hỏng, hãy nhấp chuột phải vào nó và chọn phần “Thuộc tính URL” để xem vị trí của liên kết trên trang và sửa nó.
4. Link Checker
Link Checker là công cụ hỗ trợ kiểm tra lỗi 404 not found miễn phí, giúp bạn kiểm tra tất cả các liên kết trên trang web của bạn để phát hiện và khắc phục các liên kết hỏng và lỗi 404. Công cụ này giúp hỗ trợ trên các nền tảng khác nhau như Windows, Ubuntu và Linux (hỗ trợ dòng lệnh). Bạn cũng có thể cài đặt phần mềm này trên máy chủ web của mình và sử dụng trực tiếp trong môi trường web của mình.
AME Digital hy vọng qua bài viết trên có thể giúp bạn hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục lỗi 404 hiệu quả nhất. Tuy nhiên, không có cách nào hoàn hảo và 100% hiệu quả với mọi trang web. Việc khắc phục lỗi 404 cần sự cẩn trọng và đánh giá kỹ lưỡng trước khi thực hiện. Các nhà quản trị web hãy nhớ rằng, việc khắc phục lỗi 404 là một quá trình liên tục, cần được thực hiện một cách thận trọng nhằm đảm bảo hiệu quả và sự trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.