ame_logo_trang

8 chỉ số KPI giúp đo lường chính xác hiệu quả của chiến dịch

Để biết được chiến dịch Content Marketing có đạt được hiệu quả hay không thì việc đặt KPI và đo lường KPI sau chiến dịch là việc quan trọng hàng đầu mà Content Marketer cần phải thực hiện. Vậy những chỉ số KPI nào sẽ giúp Content Marketer đo lường chính xác hiệu quả của chiến dịch Content Marketing? Để có thể đo lường được chiến dịch Marketing nội dung hoàn hảo, mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao, AME Digital đã tổng hợp 8 chỉ số KPI giúp các Content Marketer có thể đo lường chính xác chiến dịch Content Marketing của mình!  

8 chỉ số KPI giúp đo lường chính xác hiệu quả của chiến dịch Content Marketing

1. Tổng lưu lượng truy cập website (Overall Traffic)

Tổng lưu lượng truy cập website là một trong những chỉ số KPI thể hiện mức độ truy cập của người dùng trên website. Chỉ số KPI này sẽ cho bạn biết được chính xác tổng số lượng khách hàng truy cập vào website của bạn mỗi ngày.

Trên mỗi trang con sẽ có lượt truy cập khác nhau và thông thường trang tin tức và trang sản phẩm sẽ có lượng truy cập cao hơn. Bởi vì, khách hàng thường ghé thăm website của bạn để tìm kiếm sản phẩm mới hay kiến thức mới có giá trị mà bạn cung cấp. Dựa vào chỉ số KPI này, bạn có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của website và đưa ra phương án cải thiện lưu lượng truy cập tối ưu hơn.

Bạn có thể xác định tổng lưu lượng truy cập thông qua các nguồn dưới đây: 

  • Social: Traffic có thể đến từ các kênh mạng xã hội sở hữu lượng người dùng cao như Facebook, TikTok, Youtube, Zalo,…những kênh mà bạn lựa chọn để lan truyền thông điệp của mình. Khi bạn tổng hợp được lưu lượng truy cập của các kênh Social, bạn sẽ xác định được kênh Social nào được khách hàng truy cập nhiều nhất. 
  • Organic Search: Traffic từ các thứ hạng của bài viết, trang con của website trên công cụ tìm kiếm Google. Vị trí thứ hạng của bạn trên top tìm kiếm càng cao, lượng truy cập website cũng sẽ theo đó mà tăng lên. 
  • Paid search: Traffic từ các hình thức quảng cáo trả tiền mà doanh nghiệp lựa chọn. Thông thường doanh nghiệp sẽ chọn cách thức quảng cáo theo PPC tức là khi khách hàng click vào đường dẫn trang website. doanh nghiệp sẽ phải chi trả tiền cho lượt click đó. Dựa vào đó, bạn có thể xác định được tổng lưu lượng truy cập website và đánh giá hiệu của chiến dịch quảng cáo đó.
  • Direct: Traffic thể hiện mức độ truy cập trực tiếp của người dùng tại website mà không thông qua bất kỳ kênh trung gian nào khác.
  • Email: Traffic truy cập từ Email của người dùng trong quá trình doanh nghiệp sử dụng email để thu hút khách hàng truy cập vào website. 
  • Referral: Traffic đến gián tiếp từ các trang liên kết khách được liên kết dẫn về trang website của bạn.

Việc xác định tổng lưu lượng truy website doanh nghiệp có thể biết được nội dung khách hàng yêu thích và quan tâm. Dựa vào chỉ số KPI này, các Content Marketer có thể điều chỉnh chiến dịch content thu hút khách hàng. Theo đó, các Content Marker có thể đánh giá chất lượng nội dung của mình, ví dụ như chỉ số KPI có lượng traffic cao tức là content đó hiệu quả còn nếu traffic thấp chứng tỏ content của bạn chưa thực sự hấp dẫn. 

2. Thời gian truy cập (Time on Page)

Time on Page là chỉ số KPI thể hiện thời gian chỉ truy cập của người dùng trên website của bạn. Hay nói cách khác đó là khoảng thời gian người dùng truy cập website của bạn. Trong khoảng thời gian đó khách hàng sẽ thực hiện các hành động như tìm hiểu bài viết, thông tin sản phẩm, thao tác trên sản phẩm,…các Marketer có thể dựa vào thời gian này để đánh giá nội dung trên website có giá trị hay không? Nội dung đó có thu hút được khách hàng không? Người dùng truy cập vào website càng lâu chứng tỏ content của bạn thật sự chất lượng và cuốn hút người dùng. 

chỉ số KPI

Bên cạnh đó, Time on Page còn là chỉ số KPI có mức ảnh hưởng không nhỏ đến vị trí xếp hạng của website. Bởi vì, một chiến dịch SEO thành công không chỉ có nhiều từ khóa lên Top nhiều nhất có thể mà còn phải chú trọng vào nội dung để giữ chân khách hàng lâu hơn.

Thời gian ở lại website càng lâu khách hàng càng dễ thực hiện hành động như đưa ra các quyết định liên quan đến tỷ lệ chuyển đổi. Hãy tiến hành tối ưu tốc độ truy cập website và sử dụng công cụ Google Analytics đo lường chính xác thời gian truy cập của người dùng để tiến hành cải thiện nội dung trở nên bóng bẩy hơn. 

3. Tỷ lệ thoát (Bounce rate)

Bounce rate là chỉ số KPI liên quan đến tỷ lệ thoát trang của người dùng khi truy cập vào website và rời đi trong khi chưa thực hiện bất kỳ hành động nào. Bounce rate được ví như thước đo để đánh giá sự thành công hay thất bại trong chiến dịch Content Marketing. 

Bạn có thể xác định được mức độ yêu thích của người dùng dành cho website thông qua tỷ lệ thoát. Nếu như người dùng truy cập và sau đó rời đi nhanh chóng cũng đồng nghĩa nội dung trên trang chưa đánh đúng insight người dùng hoặc nội dung chưa thực sự hấp dẫn để người dùng có thể ở lại website lâu hơn. 

Tuy nhiên, không phải chiến dịch Content Marketing nào cũng cần tỷ lệ thoát trang thấp thì mới đánh giá chiến dịch thành công. Lấy ví dụ như, trang web của bạn được xây dựng với mục đích cung cấp cho người dùng kiến thức, lợi ích, giúp họ giải quyết vấn đề thì lúc này tỷ lệ thoát trang cao là điều tốt. Vì so với các website bán hàng cần có tỷ lệ chuyển đổi cụ thể thì tỷ lệ thoát trang phải thật thấp mới đạt mục tiêu doanh thu của website.

Nhưng, nếu như bạn đang sử dụng Landing Page để tăng tỷ lệ chuyển đổi mà tỷ lệ thoát trang lúc này lại cao ngất ngưỡng là một điều đáng lo ngại. Bởi họ chỉ truy cập vào trang sau đó rời đi và không để lại bất cứ thông tin gì, điều bạn cần làm là cải thiện chiến dịch của mình để cải thiện tỷ lệ thoát trang thấp nhất có thể.  

4. Vị trí xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm (Organic Rankings)

Organic Rankings là một trong những chỉ số KPI có thể giúp các Content Marketer đo lường hiệu quả thành công trong chiến dịch content. Khi bài viết cung cấp được giá trị cho người dùng, họ sẽ không ngừng tìm kiếm thêm những chủ đề thú vị và liên quan. Chất lượng nội dung bài viết quyết định đến 90% người dùng có trở lại website của bạn và giúp website của bạn thăng hạng lên những vị trí top cao hơn trên các trang mà người dùng hay tìm kiếm. 

Bạn có thể sử dụng các công hỗ trợ như semrush, ahref,… để xác định thứ hạng, kiểm tra tình trạng tối ưu SEO trong chiến dịch content. 

5. Giá trị trang (Page Values)

Page Values là chỉ số KPI thể hiện giá trị của các trang có trong website, bạn sẽ thấy được giá trị trung bình của từng trang mà người dùng đã thực hiện hành động ví dụ như đăng ký, đặt mua sản phẩm,… Page Values đóng góp doanh thu cho doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ chuyển đổi mà khách hàng thực hiện trên website. 

Các Marketer thường đo lường giá trị thực của mỗi trang, đưa ra các chỉ số KPI đánh giá nội dung content từng trang, trang nào được khách hàng lựa chọn tìm hiểu? Trang nào được khách hàng đặt mua sản phẩm? Từ đó cải thiện nội dung từng trang để gia tăng doanh số cho doanh nghiệp. 

Khi đo lường được giá trị thực của mỗi trang, bạn có thể xác định được đâu là nội dung ấn tượng thu hút khách hàng đưa ra các lựa chọn và quyết định tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ của bạn.

chỉ số KPI

6. Tổng lượt bình luận trên website (Comments)

Tổng số lượt bình luận trên website là chỉ số KPI quan trọng giúp bạn đánh giá tổng quan nội dung, thông điệp, hình ảnh, văn phong,….nếu content của bạn đủ sức thuyết phục, giải quyết được mọi vấn đề của khách hàng, họ sẽ sẵn sàng để lại bình luận và đánh giá. Có thể khách hàng sẽ nhận xét tích cực và đón chờ bài viết tiếp theo của bạn, hoặc nội dung của bạn độc lạ đến mức gây tranh cãi giữa các độc giả với nhau tạo nên một cộng đồng thực sự giá trị và có sức lan tỏa.

Dựa vào nội dung của Comments, Content Marketer có thể phát triển những nội dung có sức hút tương tự và cải thiện content theo sự góp ý của khách hàng. Lắng nghe và cải thiện theo mong muốn của khách hàng sẽ góp phần gia tăng sức mạnh lan tỏa và mang đến những góc nhìn tích cực, mới mẻ trong mắt khách hàng. 

chỉ số KPI

7. Số lượt chia sẻ trên mạng xã hội (Social Shares)

Dựa trên số lượt chia sẻ nội dung trên các nền tảng mạng xã hội, bạn có thể xác định chính xác những nội dung trọng tâm đang được khách hàng yêu thích và nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng đang ở mức độ nào. 

Không phải nội dung nào khách hàng cũng sẽ chủ động chia sẻ vì chỉ có những thông tin thực sự hữu ích, thông điệp thật sự ý nghĩa thì mới giúp bạn tác động đến khách hàng, khiến họ lan tỏa content đến bạn bè, người thân,…và tiếp nối thông điệp sẽ được lan tỏa nhanh chóng và mạnh mẽ trên khắp các trang mạng xã hội, khiến nội dung của bạn trở thành xu hướng quan tâm, góp phần tăng nhận diện thương hiệu và thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng về cho doanh nghiệp.

Bạn có thể sử dụng các công cụ như Overarching Social Media Analytics, Sociograph.io, Facebook Audience Insights,… để đo lường mức độ tương tác, số lượt chia sẻ, phạm vi tiếp cận tự nhiên từ đó đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả hơn. 

8. Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)

Conversion Rate là chỉ số KPI quan trọng nhất, không chỉ liên quan đến kết quả của chiến dịch mà chỉ số này còn quyết định doanh thu, mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi thực hiện chiến dịch Content Marketing. 

Chỉ số KPI là chỉ số hiển thị hành động của khách hàng sau khi tiếp cận với content bao gồm lượt truy cập, lượt thích, lượt bình luận,…quan trọng hơn chính là hành động đăng ký, đặt hàng, nhận thông báo,…Đây cũng chính là mục đích cuối cùng của hầu hết các chiến dịch marketing vì thế cho nên bạn cần phải đầu tư và sáng tạo hết mức có thể, từ tiêu đề, nội dung, hình ảnh, lời kêu gọi hành động,… tất cả phải hướng đến khách hàng, mang đến giá trị tốt đẹp nhất cho khách hàng. Chỉ số Conversion Rate càng cao chứng tỏ chiến dịch của bạn càng thành công.

Đối với bất kỳ Content Marketer nào dù mới vào nghề hay là chuyên gia trong lĩnh vực Content Marketing đều phải dựa trên các chỉ số KPI mà AME Digital đã chia sẻ để đo lường chiến dịch Content Marketing có thành công hay không. 8 chỉ số trên cũng giúp các Marketer xác định chính xác những vấn đề cần cải thiện của website, định hướng nội dung đến đúng đối tượng giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng. 

Một chiến dịch được đánh giá thành công hay thất bại đều dựa trên các chỉ số KPI, vì thế hãy đo lường thật chính xác các chỉ số KPI, chúng sẽ giúp bạn nhận ra được khuyết điểm và ưu điểm trong chất lượng content, từ đó cải thiện và đưa ra những chiến lược content xuất sắc hơn. Hãy đón chờ những bài viết tiếp theo của AME Digital để cập nhật những kiến thức Digital Marketing mới nhất nhé!