Tối ưu hóa tốc độ website là một trong những vấn đề then chốt mà doanh nghiệp cần quan tâm để nâng cao trải nghiệm người dùng. Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn truy cập một website và mỗi trang phải mất hơn 30 giây để tải? Đó thực sự là một trải nghiệm tồi tệ phải không? Vậy làm cách nào để có thể tối ưu hóa tốc độ website của mình? Hôm nay AME Digital sẽ bật mí cho bạn 10 mẹo tối ưu hóa tốc độ website hiệu quả nhất. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Bật mí 10 mẹo giúp tối ưu hóa tốc độ website hiệu quả nhất
Tại sao phải cần tối ưu hóa tốc độ website?
Có thể nói tối ưu hóa tốc độ website được xem là một cách đơn giản và hiệu quả nhất để cải thiện trải nghiệm người dùng và giữ chân người dùng. Tốc độ tải trang được xem là một chỉ số thông báo hiệu suất website đại diện cho thời gian cần thiết để một trang hiển thị trên màn hình của người dùng.
Tốc độ Website ảnh hưởng thế nào đến SEO?
1. Tốc độ Website là một yếu tố xếp hạng của Google
Khi website có tốc độ tải chậm sẽ bị xếp hạng thấp hơn so với những website có tốc độ tải nhanh. Vì khi website tải chậm sẽ gây mất nhiều thời gian làm cho Google không thể xem xét toàn bộ website bởi còn rất nhiều nhiệm vụ khác phải thực hiện. Google sẽ không chờ bạn và sẽ dựa vào yếu tố này để đánh giá và xếp hạng cho website của bạn. Ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến traffic của website.
2. Tốc độ Website ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng
Trải nghiệm người dùng là tiêu chí quan trọng nhất hiện nay. Đây được xem là một trong những yếu tố giúp website của bạn có thể tạo ra được sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Tối ưu hóa tốc độ website có nghĩa là đang làm hài lòng quy trình trải nghiệm cho khách hàng, từ đó họ sẽ cảm thấy yêu thích và truy cập vào trang web của bạn mua nhiều hơn và quay lại thường xuyên hơn.
Tốc độ Website ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng
3. Tốc độ Website ảnh hưởng đến Bounce Rate
Hơn 72% người dùng sẽ rời trang nếu họ phải chờ hơn 5 giây để tải trang. Điều này cho thấy thời gian tải ảnh hưởng rất lớn tới Bounce Rate (tỷ lệ thoát trang). Một website có tốc độ tải trang chậm sẽ gây cảm giác khó chịu cho người dùng và làm giảm tỷ lệ truy cập trang web cũng như tỷ lệ chuyển đổi khách hàng. Điều này đồng nghĩa là bạn đã đẩy khách hàng của mình sang website của đối thủ cạnh tranh.
4. Tốc độ Website ảnh hưởng đến quá trình thu thập dữ liệu của Google
Với một website có tốc độ tải trang chậm sẽ khiến cho Google không có đủ thời gian để xem xét, phân tích toàn bộ trang web. Vì Google chỉ dành một khoảng thời gian ngắn để thu thập thông tin và lập chỉ mục trang. Điều này sẽ khiến cho trang web của bạn bị Google đánh giá xếp hạng, gây ảnh hưởng xấu đến thứ hạng tìm kiếm và lưu lượng truy cập đến website của bạn.
Bật mí 10 mẹo giúp tối ưu hóa tốc độ website hiệu quả nhất
1. Giảm bớt số lượng HTTP
Tổng thời gian tải trang được tính dựa trên các thành phần như: hình ảnh, tập lệnh, Flash, stylesheets,… Mỗi yêu cầu của HTTP này sẽ ảnh hưởng đến thời gian hiển thị website của bạn.
Một cách để tối ưu hóa tốc độ website hiệu quả là đơn giản hóa thiết kế trang web của bạn bằng cách:
- Điều chỉnh số lượng thành phần trên trang
- Sử dụng CSS thay vì hình ảnh bất cứ khi nào có thể
- Kết hợp nhiều stylesheets thành một
- Làm giảm tập lệnh và đặt nó ở cuối trang
- Không sử dụng hiệu ứng Flash trong thiết kế trang web của bạn
Hãy nhớ giữ mọi thứ càng đơn giản càng tốt khi nói đến các trang web. Cách dễ nhất là bắt đầu chiến dịch làm giảm số lượng mục trên mỗi trang, bằng cách này bạn sẽ giảm được số yêu cầu cần thiết của HTTP, giúp tăng hiệu suất hiển thị nhanh hơn.
Giảm bớt số lượng HTTP để tối ưu hóa tốc độ website
2. Thêm Expires Header
Thông thường, khi người dùng tải trang web lần đầu tiên, sẽ mất nhiều thời gian để tải các yêu cầu. Tuy nhiên, việc thêm Expires Header sẽ tránh tải các yêu cầu không cần thiết.
Expires là thời gian hết hạn của tài liệu được lưu trong bộ nhớ cache, nhưng chỉ sau thời gian này, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ để tải xuống tài liệu. Chỉ định thời gian đủ xa trong tương lai để trình duyệt không phải tìm nạp hình ảnh, tệp css, javascript… sẽ không thay đổi.
Khi sử dụng Expires bạn sẽ được hỗ trợ rộng rãi do được giới thiệu trong tiêu chuẩn HTTP 1.0. Tuy nhiên, Expires sử dụng thời gian tuyệt đối do đó thời gian của máy chủ và bộ đệm phải luôn chính xác. Ngoài ra, máy chủ nên nhớ cập nhật ngày hết hạn. Nếu không, số lượng yêu cầu đến máy chủ sẽ tăng đột biến, dẫn đến tình trạng quá tải máy chủ.
3. Tối ưu hóa hình ảnh
Trung bình 60% tổng dung lượng website là dùng để chứa đựng hình ảnh. Chính vì thế việc tối ưu hình ảnh sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc làm giảm dung lượng website. Để tối ưu hình ảnh hiệu quả bạn cần lưu ý về kích thước, định dạng và thuộc tính SRC.
Kích thước ảnh
Hình ảnh lớn sẽ càng mất nhiều thời gian để tải, vì vậy hãy giữ kích thước hình ảnh càng nhỏ càng tốt, hãy luôn đảm bảo:
- Cắt hình ảnh thành kích thước phù hợp
- Giảm độ sâu màu sắc (nhưng đảm bảo rằng nó có thể chấp nhận được)
- Xóa bình luận ảnh
Định dạng hình ảnh
- Định dạng mở rộng JPEG là giải pháp tốt nhất cho trang web của bạn
- GIF có thể được sử dụng với không quá 3 bảng màu và có thể sử dụng với 10×10 pixel
- Không sử dụng BMP hoặc TIFF
Thuộc tính SRC
Khi đã chọn lựa được hình ảnh có kích thước cũng như định dạng phù hợp tiếp theo bạn cần phải đảm bảo tránh được những SRC rỗng cho hình ảnh. Với những trường hợp không có nguồn hiển thị trong dấu ngoặc kép thì browser vẫn sẽ thực hiện một request tới tập tin của website. Khi ấy sẽ làm tăng các lượt Traffic không cần thiết cho server và trường hợp xấu nhất có thể làm hỏng dữ liệu user. Vì thế trước khi upload ảnh lên, bạn hãy dành thời gian để re-size. Buộc phải sử dụng SRC Attribute cho những URL chuẩn.
Tối ưu hóa hình ảnh để tăng tốc độ website
4. Tối ưu hóa database
Một website khi chứa nhiều bài viết thì làm cho dung lượng database đạt mức báo động trên 100MB. Khi đó việc bạn cần làm là tối ưu lại database để server có thể xử lý tốt hơn khi có truy vấn gửi vào.
Trước tiên, hãy đảm bảo rằng database phải được cập nhật thường xuyên. Nếu bạn đọc hoặc ghi nhiều dữ liệu, dữ liệu đó sẽ trông bị phân mảnh và lưu trữ dữ liệu rác (chẳng hạn như log). Chưa kể dữ liệu không cần thiết như các transient, comment spam, bản nháp tự lưu, revisions,…
Khuyến khích tốt nhất các bạn nên sử dụng một máy chủ riêng để lưu trữ và xử lý database (Remote MySQL Server). Điều này ảnh hưởng đến quá trình xử lý tệp PHP trên máy chủ vì quá trình xử lý database phải cần nhiều tài nguyên. Chỉ cần tìm cơ sở dữ liệu trên một máy chủ khác và đặt nó ở đó. Sau đó thay đổi tên máy chủ trong tệp wp-config.php thành địa chỉ của máy chủ đó.
5. Tối ưu giao diện theme website
Những theme chưa được tối ưu tức là theme có thể chứa mã độc hoặc dùng những thứ gây tốn tài nguyên hệ thống như jQuery, hình ảnh,… Đây được xem là những yếu gây nên tốc độ load trang chậm. Để có thể tối ưu tốc độ website hiệu quả hãy sử dụng càng ít jQuery càng tốt.
Tối ưu giao diện theme website
6. Giảm lượng các direct
Các chuyển hướng (redirect) tạo thêm các HTTP request sẽ làm tăng thời gian tải trang của website vì thế bạn không nên lạm dụng chúng.
Google khuyến cáo nên:
- Sử dụng chuyển hướng trang để đưa người dùng đến phiên bản di động thay vì sử dụng chuyển hướng trung gian khác.
- Thêm yếu tố liên kết <link rel=”alternate” trên bản desktop để Googlebot có thể đọc được URL phiên bản di động.
7. Sử dụng dịch vụ web hosting chất lượng
Mẹo tiếp theo để giúp bạn có thể tối ưu tốc độ website đó là sử dụng dịch vụ hosting chất lượng. Hosting kém chất lượng sẽ dẫn đến tình trạng phản hồi chậm của máy chủ, làm tăng thời gian load page
Một số hosting bạn có thể sử dụng như:
- Sử dụng sharing hosting (hệ thống lưu trữ, chia sẻ dữ liệu mà có nhiều website cùng liên kết với 1 server)
Sử dụng dịch vụ shared hosting là phương pháp hosting phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vì chi phí thấp hơn và cần ít thời gian hơn để cấu hình hệ thống. Tuy nhiên, tốc độ tải trang của bạn có thể bị ảnh hưởng khi sử dụng dịch vụ sharing hosting. Vì máy chủ phải được chia sẻ với nhiều trang web khác.
- Sử dụng VPS (Virtual Private Server, máy chủ riêng ảo)
VPS sử dụng hệ thống nhiều máy chủ để giúp cung cấp nội dung cho người dùng. Ngoài ra khi sử dụng VPS bạn có thể truy cập vào hệ thống máy chủ ảo và xây dựng hệ thống. Mà không làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác đối với các doanh nghiệp đang sử dụng chung hệ thống VPS
- Hệ thống host vật lý riêng
Nếu bạn có đủ ngân sách để chi trả và duy trì hệ thống, bạn có thể chọn một hệ thống host vật lý riêng.
8. Bật bộ nhớ đệm
Bộ nhớ đệm còn được gọi là bộ nhớ tạm thời. Khi bạn truy cập một trang web, dữ liệu hoạt động của trang web sẽ được lưu vào bộ nhớ đệm cho những lần truy cập tiếp theo. Thay vì tải xuống từng tài nguyên một, cách này sẽ làm cho bạn bị hạn chế đi và chỉ được tải xuống một số trong đó, còn lại sẽ truy xuất dữ liệu đã được lưu lại ở bộ nhớ đệm. Nhờ vậy mà việc tải trang cũng sẽ được cải thiện hơn nhiều. Với cách thức bật bộ nhớ đệm, bạn đã nâng cấp đáng kể việc load trang web cho những khách truy cập trở lại.
Bật bộ nhớ đệm để tối ưu hóa tốc độ website
9. Xóa đi những plugin thừa và tiện ích bổ sung không cần thiết
Nếu trang web của bạn tải chậm có thể là do bạn hiện có quá nhiều plugin trên trang web của mình. Đặc biệt là các plugin nặng không chỉ cản trở tải trang mà còn gây ra các vấn đề về bảo mật trang web. Bạn nên loại bỏ chúng và chỉ giữ lại những plugin chất lượng mà bạn thực sự cần.
Cách tốt nhất để chứng minh rằng điều này hoạt động là chạy kiểm tra tốc độ trang cơ bản trên trang web của bạn bằng công cụ như GTMetrix hoặc Google Pagespeed Insights. Bước tiếp theo là đi đến phần bổ trợ và vô hiệu hóa chúng. Sau đó, bạn có thể kiểm tra lại trang web của mình để xem plugin ngừng hoạt động nhanh như thế nào.
Mặt khác, bạn sẽ thấy việc này tẻ nhạt và tốn thời gian. Nhưng quan trọng nhất, nó sẽ giúp bạn phát hiện ra plugin nào gây hại nhất cho trang web của bạn.
10. Hạn chế thời gian phản hồi của máy chủ
Thời gian khi trình duyệt gửi yêu cầu đến máy chủ và khi nó phản hồi được gọi là thời gian phản hồi của máy chủ. Nếu thời gian này nhỏ hơn 200 mili giây (ms) thì trang web của bạn được coi là tải nhanh. Công cụ Yslow thông thường được sử dụng để cải thiện thời gian phản hồi của máy chủ. Đồng thời, hãy nâng cấp hosting của bạn khi trang web phát triển.
Hy vọng qua 10 mẹo tối ưu hóa tốc độ website mà AME Digital vừa bật mí trên. Sẽ giúp bạn có thể cải thiện được tốc độ tải trang của mình một cách vượt bậc và tạo được nhiều thiện cảm cho người dùng.