ame_logo_trang

Làm thế nào để định vị thương hiệu trong lòng khách hàng?

định vị thương hiệu

Thương hiệu là tài sản giá trị nhất mà doanh nghiệp sở hữu và không có một doanh nghiệp nào có thể đứng vững trên thị trường mà không xây dựng thương hiệu. Vậy thì làm thế nào để biến thương hiệu của bạn trở thành một thương hiệu có giá trị? Cách duy nhất mà bạn có thể làm đó chính là định vị thương hiệu của mình trong lòng của khách hàng. Một khi bạn đã chiếm được một vị trí nhất định trong lòng khách hàng thì việc xây dựng và phát triển thương hiệu sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, còn rất nhiều doanh nghiệp chưa hiểu đúng khái niệm của cụm từ “Định vị thương hiệu” họ cho rằng đó là một vấn đề khó khăn, là một bài toán chiến lược khó có thể đưa ra lời giải. Thật ra, định vị thương hiệu không hề khó chỉ là do chưa biết cách làm thế nào để đi đúng hướng, chỉ cần bạn bỏ thời gian ra để tìm hiểu thật kỹ chắc chắn bạn sẽ giải quyết được tất cả. AME Digital đã chọn lọc ra 4 phương pháp định vị được các thương hiệu áp dụng thành công để giới thiệu đến mọi người ngay dưới bài viết này, cùng đọc nhé! 

định vị thương hiệu

 1. Định vị thương hiệu là gì?

Định vị thương hiệu là cách mà các doanh nghiệp tạo dựng vị trí, chỗ đứng của sản phẩm/dịch vụ trong mắt khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Bạn còn có thể hiểu định vị thương hiệu chính là cách chiếm lấy niềm tin, sự tin tưởng và sự yêu thương của khách hàng dành cho thương hiệu. Đó sẽ là cơ sở để bạn đứng vững và phát triển thương hiệu trên thị trường một cách thành công và lâu dài nhất.

Bạn có thể hiểu rõ hơn thông qua ví dụ về tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Mỹ với thương hiệu Apple. Thông thường khi nhắc đến Apple người dùng sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm điện thoại thông minh IPhone, rất ít người dùng nghĩ đến Macbook, Imac, Ipod hay Apple Watch là bởi vì họ đang định vị IPhone chính là sản phẩm chính và đấy cũng là một trong những cách Apple định vị thương hiệu của mình trong trí nhớ của khách hàng.

định vị thương hiệu

2. 4 phương pháp định vị thương hiệu chuẩn quốc tế

Có rất nhiều phương pháp để bạn định vị thương hiệu trong tâm trí của người dùng hiệu quả và vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh. Điều bạn cần làm là tìm hiểu kỹ càng các phương pháp định vị và chọn ra phương pháp phù hợp nhất cho thương hiệu của mình.

định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu dựa vào chất lượng

Một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định sử dụng sản phẩm của khách hàng chính là chất lượng. Sản phẩm có chất lượng tốt chính là yếu tố cốt lõi giúp cho bạn giải quyết vấn đề và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Dù cho thương hiệu của bạn nổi tiếng nhưng chất lượng sản phẩm kém thì khách hàng chỉ đến với bạn một lần duy nhất. Cũng giống như thương hiệu bút nổi tiếng Parker họ nổi tiếng và rất đẳng cấp, tuy nhiên nếu bút của Parker không thể ký hoặc nét bút không đều như họ đã nói thì thương hiệu của họ sẽ chẳng thể đứng vững trên thị trường lâu dài.

Phương pháp này được rất nhiều thương hiệu nổi tiếng sử dụng để định vị thương hiệu ví dụ như: Xe máy Honda với thương hiệu “bền và tiết kiệm” họ đã đánh trúng vào insight của người Việt với một sản phẩm lâu bền và tiết kiệm theo thời gian, người Việt hay gọi vui Honda là một sản phẩm “ăn chắc mặt bền”. Hay với thương hiệu Eurowindow “cửa chống ồn, tiết kiệm điện”, Máy giặt Electrolux định vị là “bền bỉ” với thông điệp không thể nào ấn tượng hơn “60 năm chạy vẫn tốt”. Phương pháp định vị này thường được các doanh nghiệp kinh doanh về các lĩnh vực như công nghệ, sản xuất hoặc tiêu dùng sử dụng.

Định vị thương hiệu dựa vào giá trị

Khách hàng quan tâm đến giá trị mà họ nhận được từ thương hiệu nhiều hơn cả các chương trình khuyến mãi mà bạn thực hiện trong chiến lược marketing của mình. Một chiếc máy khoan rất bền bỉ như Bosch có thể dùng được trong vòng 5 năm mà không hư hỏng nhưng nó chẳng có nhiều giá trị đối với một hộ gia đình chỉ sử dụng 1-2 lần trong năm, thay vào đó thương hiệu sẽ khiến khách hàng mình là những kỹ sư lao động tại các công trường để sản phẩm của họ trở nên giá trị hơn. Khách hàng thông minh họ sẽ quan tâm đến lợi ích, những giá trị mà bạn trao đi cho họ sau khi sử dụng sản phẩm. Chính vì thế, các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp định vị thương hiệu giá trị để tiếp cận với tệp khách hàng này dễ dàng hơn.

Ví dụ như hãng hàng không Vietjet Air họ đã định vị thương hiệu là một hãng hàng không “giá rẻ” có thể phù hợp với những khách hàng có mức thu nhập trung bình hoặc khá. Đó là cách mà họ trao đi giá trị, với một mức giá tầm trung bạn có thể book ngay một chuyến bay mà không lo ngại về giá.

Phương pháp định vị này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp có phân khúc khách hàng giá rẻ hoặc cũng có thể là phân khúc cao cấp hơn. Tùy vào mỗi phân khúc khách hàng sẽ có nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ khác nhau, bạn phải linh hoạt trong cách xây dựng và marketing thương hiệu để đạt hiệu quả cao hơn.

Định vị thương hiệu dựa vào mong muốn của khách hàng

Theo như tháp nhu cầu Maslow về mong muốn của người dùng thì sau khi họ đã đạt được các nhu cầu cơ bản về sinh học, an toàn, xã hội, được tôn trọng thì mức cuối cùng là khẳng định bản thân. Dựa vào đây các doanh nghiệp định vị thương hiệu của mình hướng đến nhóm đối tượng đang có mong muốn khẳng định và thể hiện bản thân. Phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải khai thác insight khách hàng khá sâu thì mới định hướng đúng và đưa ra các chiến lược marketing đúng đắn đến đối tượng này.

định vị thương hiệu

Ví dụ như sản phẩm dầu gội đầu nam của Romano họ nhắm đến khía cạnh mong ước của khách hàng là trở thành một người đàn ông thành đạt, lịch lãm và trong những hình ảnh, video quảng cáo họ đều tận dụng những ước muốn và khao khát đó để đánh thức nhu cầu của khách hàng định vị thương hiệu trong mắt họ. Ngược lại với Xmen họ hướng đến khát khao là đàn ông nam tính, mạnh mẽ, trụ cột vững chắc trong gia đình. Bạn có thể nghiên cứu và khai thác những mong muốn thầm kín của khách hàng để đáp ứng mong muốn của họ như cách mà Romano, Xmen đã làm. 

Định vị thương hiệu dựa vào đối thủ cạnh tranh

Phương pháp định vị thương hiệu dựa vào đối thủ cạnh tranh chỉ thực sự phù hợp với các doanh nghiệp đã xác định được phân khúc khách hàng và đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình là ai. Bạn phải có đủ tiềm lực và năng lực để đưa ra một chiến lược định vị ngang tầm với đối thủ của mình.

định vị thương hiệu

Nếu chọn một đối thủ lớn bạn sẽ có được những thuận lợi như được khách hàng nhanh chóng biết đến và thể hiện được năng lực cạnh tranh, sự vươn lên mạnh mẽ của thương hiệu trong mắt khách hàng. Điển hình như khi nhắc đến Cocacola bạn sẽ nghĩ ngay đến Pepsi và ngược lại, đó chính là cách mà họ định vị bằng phương pháp dựa trên đối thủ cạnh tranh.

3. Công cụ Marketing nào thường được dùng để định vị thương hiệu?

Mạng xã hội – Bao gồm Facebook, Tiktok, Instagram,…những trang mạng xã hội có lượt người dùng truy cập cao là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp bạn lan tỏa thông điệp định vị của mình đến khách hàng một cách nhanh chóng.

Website – Văn phòng/cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp nơi khách hàng có thể đến và tìm hiểu về thông tin sản phẩm, công ty,..là nơi chứa đựng những giá trị mà bạn muốn khách hàng biết đến cũng như khẳng định thương hiệu của mình một cách chân thực và uy tín hơn.

>>Xem thêm: Website doanh nghiệp – Công cụ Marketing không thể thiếu trong thời đại 4.0

Linh vật – Nhân vật xuất hiện xuyên suốt trong các câu chuyện thương hiệu giúp bạn thể hiện những mong muốn của doanh nghiệp với khách hàng và ngược lại. Linh vật sẽ kết nối thương hiệu với khách hàng theo hướng thân thiện và gần gũi hơn. Tuy nhỏ bé, nhưng lợi ích mà linh vật mang lại cho bạn thì không hề nhỏ tí nào. Linh vật có thể giúp bạn truyền tải thông điệp và định vị thương hiệu trong mắt khách hàng một cách tinh tế và hiện đại nhất.

>>Xem thêm: Linh vật của doanh nghiệp – Nhân vật kể chuyện xuất sắc trong chiến dịch marketing

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi bước ra thị trường cũng đều mong muốn thương hiệu có một chỗ đứng trong lòng khách hàng, đối với những doanh nghiệp có ngân sách marketing thuộc dạng “con chủ tịch” thì việc có thương hiệu sẽ dễ dàng hơn, nhưng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ mới bắt tay vào những bước đầu tiên để xây dựng thương hiệu kèm theo đó là ngân sách chi cho chiến dịch marketing hạn hẹp, thì việc nắm được những phương pháp sẽ giúp chiến dịch của thương hiệu tăng tỷ lệ thành công hơn. Với bài viết trên, AME Digital đã chia sẻ 4 phương pháp định vị thương hiệu được các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới áp dụng và thành công trở thành một đặc điểm riêng của thương hiệu. Hãy đón chờ những bài viết tiếp theo của AME Digital để trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức marketing hiệu quả hơn nhé!