ame_logo_trang

TOP 5 XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG NĂM 2022

xu hướng thương mại điện tử

Với sự bùng nổ xu hướng kinh doanh thương mại điện tử trong những năm gần đây. Thương mại điện tử đã và đang là ” kim chỉ nam” cho nhiều nền kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chính là nhờ vào sự thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng từ offline chuyển sang online tăng cao, nhất là vào thời điểm dịch COVID-19 bùng phát. Dựa vào số liệu và báo cáo mà SECOMM đã thu thập và phân tích về hành vi khách hàng vừa qua, họ đã dự đoán rằng 5 xu hướng thương mại điện tử sau đây sẽ dẫn đầu trong năm 2022 và sẽ được các doanh nghiệp ứng dụng phổ biến trong các chiến lược kinh doanh sắp tới trên thị trường thương mại thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Hãy cùng AME Digital tìm hiểu xem 5 xu hướng thương mại điện tử sẽ làm mưa làm gió trong năm 2022 là gì nhé!

1. Xu hướng thương mại điện tử Social Commerce

xu hướng thương mại điện tử

Social Commerce (Thương mại xã hội) chính là hình thức sử dụng các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Instagram,… nhằm mục đích quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến người tiêu dùng. Có thể nói, Social Commerce là xu hướng thương mại điện tử phổ biến nhất và là công cụ giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng nhanh chóng, tiện lợi. Chỉ với một bài đăng trong vài giờ đồng hồ, bài viết đó có thể sẽ được hiển thị trên trang cá nhân của hàng triệu người dùng mạng xã hội, bạn sẽ không thể tưởng tượng được sức lan tỏa khủng khiếp của Social Commerce đã mang lại cho doanh nghiệp nguồn lợi lớn như thế nào. Bằng cách quảng cáo trên mạng xã hội, doanh nghiệp rất dễ tiếp cận với khách hàng mà không bị giới hạn về không gian và thời gian, khách hàng có thể nhìn thấy thương hiệu của bạn ở bất kì đâu, bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, Social Commerce còn giúp cho doanh nghiệp gia tăng trải nghiệm mua sắm của khách hàng, đo lường được mức độ tương tác một cách hiệu quả.

Theo Satiasa, doanh số Social Commerce toàn cầu ước tính có thể đạt 958 tỷ USD vào năm 2022.

2. Xu hướng thương mại điện tử Conversational

xu hướng thương mại điện tử

Conversational (Thương mại đối thoại) còn được gọi là tiếp thị đàm thoại, đây là cách mà doanh nghiệp trao đổi trực tiếp với khách hàng để giúp họ giải quyết các nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy các ứng dụng phổ biến để giao tiếp với khách hàng như: Facebook Messenger, Zalo, Viber,… Bằng cách trao đổi trực tiếp giữa người mua và người bán doanh nghiệp có thể tạo nên sự gắn kết, gần gũi với khách hàng, cho họ cảm nhận được doanh nghiệp không chỉ bán hàng mà còn là một người bạn thân thiết của khách hàng. Thông qua cách tư vấn và chăm sóc tận tình doanh nghiệp có thể thu hút và giữ chân khách hàng. Thậm chí, doanh nghiệp còn có thể biến họ trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu. Những lợi ích tuyệt vời mà Conversational đem đến cho doanh nghiệp rất có thể Conversational sẽ trở thành xu hướng thương mại điện tử trong thời gian sắp tới.

Theo báo cáo từ Decision Lab, trong số người tiêu dùng trực tuyến tại Việt Nam thì có 53% từ thị trường này.

3. Xu hướng thương mại điện tử Mobile Commerce

xu hướng thương mại điện tử

Mobile Commerce (Thương mại di động) là hình thức tiếp thị sản phẩm thông qua các thiết bị cầm tay không dây như: điện thoại di động, máy tính bảng, Laptop,…để doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến lược quảng cáo thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ đến gần hơn với người tiêu dùng. Bạn hoặc kể cả người thân của bạn, ai ai cũng có ít nhất một chiếc điện thoại, do đó nhu cầu sử dụng các thiết bị di động trong những năm gần đây tăng rất cao. Mỗi ngày sẽ có hàng trăm nghìn người thậm chí là hàng triệu người sử dụng thiết bị di động trong cùng một thời điểm. Họ sử dụng điện thoại với nhiều mục đích khác như: trò chuyện, giải trí, cập nhật tin tức, mua sắm,… Chính vì lý do đó, Mobile Commerce trở thành xu hướng thương mại điện tử trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và là một trong những công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng.

Theo Adjust, đến cuối năm 2021, xu hướng này đã đóng góp đến 54% tổng doanh thu thị trường thương mại điện tử.

4.  Xu hướng thương mại điện tử Omni-channel

Omni-channel – Xu hướng thương mại điện tử đa kênh, không còn quá xa lạ với mô hình tiếp thị này. Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều nền tảng để tiếp cận khách hàng có thể kể đến mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, Website,…Chính vì đa kênh cho nên Omni-channel là một trong những vũ khí quan trọng giúp doanh nghiệp có thể bán hàng một cách hiệu quả. Có thể bạn chưa biết, trước đây các doanh nghiệp thường sử dụng các kênh truyền thống để tiếp cận khách hàng như: đặt biển quảng cáo ngoài trời, phát tờ rơi, treo banner ngoài trời,… với cách tiếp thị truyền thống này, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận cũng như lắng nghe nhu cầu của khách hàng. Nhưng với sự xuất hiện của Omni-channel mọi thứ đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, Omni-channel giúp doanh nghiệp khai thác khách hàng và đem đến sự mới mẻ trong các chiến lược quảng cáo mà doanh nghiệp thực hiện.

Theo Statista, 47% doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử tin rằng Omni-channel là chiến lược cần thiết cho hoạt động kinh doanh.

>> Xem thêm: Omni-channel – Xu hướng bán hàng đa kênh trong tương lai 

5. Xu hướng thương mại điện tử MGM/KOL/KOC

MGM

MGM là từ viết tắt của member get member là hình thức tiếp thị giới thiệu và MGM cũng được đánh giá cao sẽ là xu hướng thương mại điện tử trong tương lai. Hiểu một cách đơn giản, MGM chính là cách mà doanh nghiệp có thể khiến khách hàng trở thành người bán hàng cho thương hiệu của mình. Nhờ vào những khách hàng cũ, doanh nghiệp đã có những chiến lược khuyến khích họ giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến người thân hoặc là bạn bè của mình dưới hình thức giảm giá hoặc chia hoa hồng trực tiếp cho người giới thiệu. Có thể nói MGM là công cụ bán hàng có khả năng gia tăng tỷ lệ chuyển đổi rất cao. Bởi vì, người dùng có xu hướng hỏi thăm những người đã dùng sản phẩm cho nên khi có một người nào đó thân quen giới thiệu họ sẽ có sự tin tưởng hơn về sản phẩm và đưa ra quyết định mua hàng một cách nhanh chóng.

KOL

KOL được viết tắt bởi Key Opinion Leader được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là “Người tư vấn quan điểm chính”. Những người được gọi là KOL là những người có chuyên môn về một lĩnh vực nào đó và yếu tố chính của nhân vật này chính là họ phải có tầm ảnh hưởng đối với đối với cộng đồng tức là được nhiều người biết đến. KOL có thể là diễn viên, ca sĩ, Vlogger, Blogger,…Nhờ vào lượng người hâm mộ đông đảo và đây cũng là nhóm đối tượng mà doanh nghiệp hướng tới. Chính vì vậy, khi thực hiện một chiến dịch quảng cáo nào đó doanh nghiệp thường kết nối với các KOL với mục đích quảng cáo sản phẩm đến tệp khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Dù cho kinh doanh truyền thống hay thương mại điện tử KOL đều có thể ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của khách hàng cho nên hình thức này cũng khá phổ biến.

KOC

KOC (Key Opinion Consumer) cũng tương tự như KOL nhóm người này họ cũng có một lượng người hâm mộ và theo dõi cực lớn. Tuy nhiên KOC có thể tác động mạnh mẽ đến quyết định người tiêu dùng nhiều hơn. Có thể nói, KOC là quảng cáo nhưng là quảng cáo tự nhiên. Bằng cách  sản phẩm trực tiếp, KOC quảng cáo sản phẩm bằng cách đánh giá chân thật chi tiết sản phẩm từ nguồn gốc cho đến cách sử dụng, nhóm đối tượng này cũng chính là khách hàng của thương hiệu. Chính vì đứng trên cương vị khách hàng cho nên KOC rất hiểu tâm lý khách hàng và họ rất dễ dàng lấy được niềm tin của khách hàng. KOC có thể giúp cho doanh nghiệp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và thúc đẩy khách hàng mua hàng một cách nhanh chóng.

Theo AsiaPac, các MGM/KOL/KOC có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 60%.

>>Xem thêm: Tổng quan về Digital Marketing – Xu hướng tiếp thị hiện đại 

Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên AME Digital sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về thương mại điện tử trong những năm sắp tới. Nếu bạn là một nhà kinh doanh giỏi chắc chắn rằng bạn sẽ nhận thức được rằng xu hướng thương mại điện tử sẽ còn bùng nổ mạnh mẽ hơn nữa. Vậy cho nên hãy bắt tay ngay vào tìm hiểu xu hướng thương mại điện tử ngay nhé. Hãy liên hệ với với AME Digital nếu bạn cần sự giúp đỡ, AME Digital luôn luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp trong các chiến lược thương mại điện tử sắp tới.